Testnet là gì? Testnet là thuật ngữ crypto dùng để chỉ các dự án chỉ đang trong quá trình thử nghiệm. Một dự án để có thể chính thức mainnet cần phải trải qua không ít các lần testnet. Vậy cụ thể, các nhà phát triển sẽ làm gì trong giai đoạn này? Và liệu đầu tư sớm vào dự án chưa mainnet có thật sự là một quyết định nguy hiểm? Hãy cùng USNepalOnline.Com tìm hiểu chi tiết về testnet ngay sau đây.
Testnet là gì?
Testnet là từ viết tắt của cụm từ Test Network (Mạng thử nghiệm). Đây là nơi mà các lập trình viên (developer) thử nghiệm những tính năng mới, khắc phục sự cố, đảm bảo hệ thống an toàn trước khi chính thức khởi chạy Mainnet.
Nhà phát triển nền tảng có thể can thiệp sửa đổi dữ liệu trên testnet để giải quyết các lỗi (bug) về tính năng, bảo mật hay những vấn đề khiến giao dịch không thành công. Bởi, đây chỉ là mạng thử nghiệm nên các dữ liệu chưa được chính thức lưu lại trên blockchain.
Testnet hoạt động như thế nào?
Trong quá trình triển khai testnet, đội ngũ phát triển sẽ liên tục cập nhật các tính năng mới. Đồng thời phân tích, xem xét các phản hồi từ người dùng và xử lý các lỗi tồn đọng. Mục đích cuối cùng là để đảm bảo hệ thống có thể khởi chạy một cách suôn sẻ mà không gây ra bất kỳ hậu quả tiêu cực nào trên Mạng thử nghiệm.
Song song, các nhà phát triển cũng lên kế hoạch tặng thưởng nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia nền tảng để trải nghiệm và phản hồi/báo lỗi. Tuy nhiên, dù bạn có thể thực hiện mọi giao dịch một cách “như thật” trên mạng Testnet nhưng cốt lõi nó vẫn chỉ mang tính chất thử nghiệm. Do đó, các đồng coin/token mà bạn sở hữu được trên mạng lưới đều không có giá trị kinh tế cho đến khi nền tảng mainnet.
Khi các lỗi được sửa hoàn tất thì cũng là lúc mainnet bắt đầu được khởi chạy và chính thức đưa ra cho cộng đồng sử dụng.
Tầm quan trọng của Testnet
Giai đoạn testnet giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng sửa đổi các lỗi cho đến khi hoàn thiện mà không gây ra bất kỳ hậu quả nặng nề nào trên mạng lưới. Trong khi đó, nó cũng đem lại khá nhiều lợi ích thiết thực cho cả nhà phát triển, miner và người dùng.
- Với nhà phát triển
Khi đã khởi chạy mainnet, các dữ liệu một khi đã được lưu trữ trên blockchain thì đều không thể thay đổi. Trong khi đó, một dự án crypto thì lại luôn cần được cập nhật các tính năng mới và sửa chữa khi có lỗi phát sinh. Song, việc chỉnh sửa lỗi hay thêm các sản phẩm/dịch vụ mới vào chuỗi khối lại rất dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động của mạng lưới.
Hàng triệu người dùng của nền tảng trên khắp thế giới có thể phải nhận thiệt hại nặng nề nếu xuất hiện dù chỉ là một lỗi nhỏ trong cơ chế thanh toán. Hay tệ hơn, các lỗ hổng hình thành do quá trình thêm mới/sửa đổi cũng có thể là nguồn cơn cho sự tấn công của hacker.
Không như khi khởi chạy mainnet, các dữ liệu sẽ không được lưu trữ trên blockchain trong lúc triển khai testnet. Do đó, nhà phát triển có thể an tâm thay đổi/thêm mới mà không cần phải lo lắng quá nhiều về các hậu quả xảy ra.
Từ khoảng nửa cuối năm 2020, đội ngũ của các dự án còn tận dụng testnet để tìm ra những người dùng thật sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của nền tảng. Sau cùng thông qua hoạt động triển khai Airdrop/Bounty để gửi cho họ phần thưởng (thường là token dự án) khi tìm ra bug hoặc gửi về những phản hồi có giá trị.
- Với minner
Testnet được xem là môi trường giả định hoàn hảo để các minner thực chiến trước khi mạng lưới khởi chạy mainnet. Cụ thể, nền tảng cho phép miner tự do thử nghiệm các phương pháp đào khác nhau. Dựa vào các kết quả của các phương pháp, miner phần nào đánh giá được độ khó cũng như tính toán được chi phí cần đầu tư và lợi nhuận trước khi quyết định có hay không đầu tư hệ thống đào cho dự án.
- Với người dùng
Thông qua testnet, người dùng có thể khám phá cách thức hoạt động, cách giao dịch, cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ… của nền tảng. Không dừng lại ở đó, người dùng còn có cơ hội nhận được phần thưởng từ các chương trình Airdrop chỉ với việc tham gia trải nghiệm và có phản hồi tích cực cho sự phát triển của dự án.
So sánh Testnet với Mainnet
Mainnet chính là kết quả sau cùng của nhiều lần testnet. Trong đó, mỗi mạng sở hữu ưu điểm và vai trò khác nhau. Để biết chi tiết, mời bạn theo dõi bảng so sánh dưới đây.
Tiêu chí | Testnet | Mainnet |
Phiên bản | Mạng thử nghiệm | Mạng chính thức |
Vai trò | Cộng đồng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và đưa ra các phản hồi. Dựa trên các góp ý, nhà phát triển sẽ cải thiện, sửa lỗi và cập nhật tính năng mới để phát triển nền tảng hoàn thiện. | Dự án chính thức đưa ra cộng đồng sử dụng. Đồng nghĩa các sản phẩm/dịch vụ và đặc biệt là đồng coin/token chính thức có giá trị kinh tế. |
Hậu quả khi sửa lỗi/thêm mới | Không gây ra các ảnh hưởng xấu đến mạng lưới | Nền tảng đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Điển hình như bị hacker tấn công, người dùng mất tiền vì lỗi thanh toán, thông tin cá nhân bị lộ, hacker tấn công… |
Giá trị coin/token | Đồng coin/token của mạng không có giá trị như một đơn vị tiền tệ | Đồng coin/token trên mạng có giá trị kinh tế nhất định |
Độ khó của hoạt động đào coin | Dễ hơn | Khó hơn |
Tần suất giao dịch | Thấp hơn | Cao hơn nhiều |
Cách làm Testnet các dự án
Để tham gia testnet dự án từ sớm, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị ví và nhận Faucet Testnet
Điều kiện tiên quyết bạn cần có là phải sở hữu cho mình một chiếc ví. Tùy vào mạng lưới chính mà mỗi dự án sẽ yêu cầu bạn phải sử dụng các loại ví khác nhau. Điển hình như: BEP20 (BSC), ví SPL trên mạng SPL, TRC20… Chỉ khi bạn có ví để kết nối với testnet thì mới có thể tham gia trải nghiệm và nhận đồng coin/token của dự án thông qua việc tìm kiếm và tham gia các dự án đang triển khai testnet thông qua Faucet Testnet.
- Bước 2: Trải nghiệm các tính năng
Tùy theo lĩnh vực phát triển của mỗi dự án, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các tính năng khác nhau. Ví dụ như nếu là AMM, bạn có thể swap hay cung cấp thanh khoản trên testnet. Hoặc như đối với các dự án lending, bạn có thể gửi tiền vào vay thử hoặc trở thành người cho vay trên testnet.
- Bước 3: Phản hồi ý kiến
Đây là mục đích cốt lõi của hoạt động testnet. Thông qua các trải nghiệm của bản thân, bạn có thể đưa ra các đánh giá cũng như góp ý về những hạn chế của dự án đến với nhà phát triển nền tảng. Đổi lại, bạn sẽ có cơ hội được nhận thưởng từ đội ngũ phát triển. Đó có thể là các phần thưởng giá trị thông qua các sự kiện Airdrop của dự án. Song, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định làm testnet. Bởi không phải dự án testnet nào cũng có phần thưởng cho những phản hồi tích cực của bạn.
Lưu ý khi làm Testnet
Để tránh mất thời gian cũng như tránh trường hợp bị kẻ xấu chiếm đoạt tài sản có được nhờ làm testnet, bạn nhất định phải lưu tâm đến các vấn đề sau đây:
- Không phải testnet nào cũng sẽ tặng thưởng: Bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách thưởng của các dự án đang testnet. Ngoài ra, thay vì tập trung vào việc kiếm thưởng từ làm testnet, bạn nên ưu tiên tham gia với tâm lý trải nghiệm và đánh giá dự án. Bởi, những trải nghiệm thực tế mới chính là những dữ kiện “đắt giá” cho việc lên kế hoạch đầu tư lâu dài vào một dự án.
- Sử dụng ví điện tử riêng: Khi làm testnet, bạn tuyệt nhiên không nên lưu trữ các đồng coin/token mình kiếm được vào chung một tài khoản với người khác. Việc này sẽ giúp hạn chế nguy cơ kẻ xấu chiếm đoạt tài sản.
- Ưu tiên các dự án có quỹ đầu tư lớn, đội ngũ phát triển dày dặn kinh nghiệm, công nghệ tân tiến…: Một dự án có tiềm lực mạnh ở các tiêu chí trên thường có khả năng testnet thành công cao. Nếu không muốn tốn thời gian, công sức đổ sông đổ biển thì bạn nên lưu tâm trước khi tham gia một dự án testnet.
- Tránh xa các dự án yêu cầu bạn phải gửi tiền cho nhà phát triển để làm testnet: Theo chia sẻ của các nhà đầu tư có kinh nghiệm, các dự án yêu cầu người dùng gửi tiền có khả năng rất cao là các dự án lừa đảo.
Kết luận
Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về testnet là gì cũng như tầm quan trọng của nó đến sự phát triển và giá trị của một dự án. Từ đó phần nào có thể đưa ra được các nhận định và quyết định đầu tư chuẩn xác.
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ các thông tin này đến với bạn bè cũng đang thắc mắc testnet là gì nhé! Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công với các kế hoạch đầu tư sắp tới.
>>> Có thể bạn quan tâm: