Stablecoin là một trong số các loại tài sản trú ẩn an toàn của thị trường tiền điện tử. Nó không bị tác động quá nhiều khi giá thị trường giảm mạnh. Đây cũng là một trong những lý do lớn nhất cho sự ra đời của stablecoin. Để biết chi tiết hơn stablecoin là gì, thị trường có những loại stablecoin nào và tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động đầu tư ra sao, mời mọi người theo dõi các thông tin dưới đây cùng USNepalOnline.Com
Stablecoin là gì?
Stablecoin (đồng tiền ổn định) là một đồng tiền kỹ thuật số phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định. Giá của stablecoin được “neo” vào một tài sản ổn định khác như vàng hay tiền pháp định như USD, EURO, VND,…
Việc giá trị của một đồng tiền điện tử đạt đỉnh vào buổi sáng và giảm mạnh vào buổi chiều là hiện tượng thường thấy trong giới crypto. Bắt nguồn từ đây, nhu cầu muốn sở hữu một loại tài sản có các lợi ích của blockchain nhưng vẫn giữ được mức giá ổn định của các nhà đầu tư là rất cao. Mong muốn ấy là lý do cho sự ra đời của stablecoin.
Dưới đây là các đặc tính của stablecoin:
- Có tính chất toàn cầu.
- Giá cả ổn định, ít biến động.
- Khả năng mở rộng và tính bảo mật cao.
- Phi tập trung, tức không bị bất kỳ cơ quan nào chi phối giá trị.
Tầm quan trọng của stablecoin
Stablecoin có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động lưu trữ – đầu tư và sự kết nối của thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống.
- Đối với hoạt động lưu trữ, đầu tư
Quá trình chuyển đổi từ tiền fiat (tiền định danh do các chính phủ ban hành) sang tiền điện tử thường mất rất nhiều thời gian. Điều này vô tình mang đến một số hạn chế nhất định khi đầu tư. Cụ thể, nó khiến các nhà đầu tư bỏ lỡ thời điểm vàng để mua vào các đồng coin tiềm năng. Trong khi đó, nếu các nhà đầu tư lưu trữ sẵn stablecoin thì có thể thực hiện giao dịch coin bất cứ lúc nào họ muốn.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể hạn chế rủi ro khi thị trường có dấu hiệu giá giảm mạnh bằng cách chuyển tài sản tiền điện tử sang stablecoin, mà không nhất thiết phải chuyển sang tiền pháp định. Và có thể chuyển đổi stablecoin thành tiền điện tử khi cảm thấy đồng tiền này có dấu hiệu tăng trưởng trong tương lai tới.
Ví dụ: Bạn cảm thấy BTC sắp tới sẽ giảm thì bạn có thể cân nhắc chuyển BTC sang stablecoin và mua lại BTC khi thị trường ổn định. Bởi, giả dụ nếu BTC biến động $1000 – $6000/tháng thì stablecoin chỉ biến động khoảng $1.
- Đối với mối liên kết giữa thị trường tiền điện tử và thị trường tài chính truyền thống
Stablecoin được xem là cầu nối giữa thị trường tiền điện tử và thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển tiền fiat sang tiền điện tử trở nên dễ dàng hơn nhiều khi có stablecoin.
Ngoài ra, sự xuất hiện của stablecoin còn giúp tăng tính ứng dụng cho các loại tiền điện tử. Bởi, trên thị trường hiện nay có rất ít nơi chấp nhận thanh toán mua sắm bằng 1 loại tài sản có giá trị biến động mạnh từ 20 – 30% trong một thời gian ngắn. Lúc này mặc nhiên, stablecoin trở thành ưu tiên hàng đầu cho quá trình giao dịch.
Phân loại stablecoin
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại stablecoin khác nhau và chúng đang được chia thành 3 nhóm như sau:
1. Stablecoin được hỗ trợ bằng tiền fiat
Đây là loại stablecoin phổ biến nhất, phù hợp với những người mới tham gia vào thị trường. Nó được phát hành như một loại tài sản đảm bảo thông qua 1 bên thứ 3 uy tín. Bên này có nhiệm vụ quy đổi tiền pháp định (fiat) sang stablecoin theo tỉ lệ 1:1.
Ví dụ: Để tạo ra 1 USDT, bạn phải có 1 USD chuyển cho bên trung gian thứ 3 này. Sau đó bên trung gian sẽ phát hành 1 USDT tương ứng và chuyển 1 USD vào ngân hàng riêng làm tài sản đảm bảo. Và bạn có thể đổi 1 USDT sang USD bất cứ lúc nào.
Một số đồng stablecoin điển hình của loại này có thể kể đến như Tether (USDT), BUSD, trueUSD, USDC.
2. Stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa
Về cơ bản, loại stablecoin này cũng giống như loại stablecoin được hỗ trợ bằng tiền fiat. Tuy nhiên, nó khác ở chỗ là sẽ dùng tiền mã hóa để làm tài sản thế chấp. Và vì tiền điện tử là tài sản kỹ thuật số nên các hợp đồng thông minh sẽ xử lý việc phát hành của loại stablecoin này.
Song, khi lựa chọn quy đổi sang stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa, bạn cần xác định mình sẽ phải đối mặt với rủi ro mất tài sản thế chấp. Bởi, khi thị trường biến động mạnh, tài sản thế chấp có khả năng cao sẽ bị thanh lý.
Một số đồng stablecoin điển hình của loại này là: DAI, MKR, nUSD, BTS (bitshares), bitUSD.
3. Stablecoin được neo giá bằng thuật toán
Các stablecoin được neo giá thuật toán không được hỗ trợ bởi tiền fiat hoặc tiền mã hóa. Thay vào đó, nó hoàn toàn dựa vào thuật toán và hợp đồng thông minh để quản lý nguồn cung token được phát hành. Ví dụ như UST là một stablecoin được neo bằng thuật toán. Giá trị của UST lúc nào cũng có giá trị là 1$ của LUNA.
Ưu, nhược điểm của stablecoin
Không khó để thấy, sự xuất hiện của stablecoin đã giải quyết được nhiều vấn đề nhức nhối của thị trường crypto. Song, đi kèm các lợi ích là những rủi ro tiềm ẩn.
Ưu điểm:
- Tham gia vào thị trường crypto dễ dàng: Có stablecoin trong tay, bạn có thể dễ dàng mua bán các đồng tiền điện tử khác bất kể ở đâu và vào thời gian nào. Các giao dịch là hoàn toàn tuyệt mật, không lo bị truy vết.
- Tính ổn định về giá khi giao dịch: Hỗ trợ các nhà đầu tư và trader giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động về giá theo chiều hướng tiêu cực mà không cần phải đổi sang tiền fiat.
- So với USD, đầu tư USDT nhiều lợi ích hơn: Stablecoin giúp các nhà đầu tư nhận được mức lãi suất cao hơn khi gửi chúng tại các sàn tiền điện tử so với việc gửi USD ở các ngân hàng.
- Chấp nhận thanh toán ngoài đời thực: Nhiều cửa hàng, nhà bán hàng và người mua hàng dễ dàng sử dụng stablecoin để thanh toán một số sản phẩm, dịch vụ ngoài đời thực.
Nhược điểm:
- Có khả năng bị cơ sở phát hành thao túng nguồn cung: Ví dụ nổi bật nhất cho nhược điểm này chính là sự kiện Tether và Bitfinex từng bị phạt 42,5 triệu USD về vấn đề bảo chúng stablecoin USDT. Họ cho rằng số lượng USDT mà Tether tạo ra không tương đương với số lượng USD mà họ đang nắm giữ thật.
Các đồng stablecoin phổ biến hiện nay
Một số loại stablecoin phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
1. Tether (USDT)
Đây là stablecoin có mức độ nhận diện cao nhất trên thị trường hiện nay. Nó được phát hành bởi một công ty có tên là Tether Limited, trực thuộc quyền quản lý của pháp luật Quần đảo Virgin Anh và được thành lập tại Hong Kong.
Đồng tiền điện tử ổn định này được hỗ trợ bằng tiền fiat là USD theo tỷ lệ 1:1. Điều đó cho thấy, giá trị của Tether (USDT) đang tương đương với giá trị của USD.
2. USD coin (USDC)
USDC được phát hành bởi Circle – một công ty chuyên về công nghệ thanh toán Peer-to-peer thành lập vào năm 2013 và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Tương tự như USDT, USDC hiện cũng đang được bảo chứng bởi USD với tỷ giá 1:1.
3. Binance USD (BUSD)
BUSD là kết quả cho cái “bắt tay” của Binance và Paxos. Đồng stablecoin này được phê duyệt và quản lý bởi Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS). Đặc biệt, nguồn cung BUSD cũng được cố định với đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1.
4. Dai (DAI)
Nhắc đến các stablecoin lớn nhất ở thời điểm hiện tại, không thể không nhắc đến DAI. Không giống như các loại stablecoin đã được giới thiệu bên trên, DAI thuộc nhóm stablecoin được hỗ trợ bởi tiền mã hóa. Đồng tiền ổn định này được phát hành bởi MarkerDAO thông qua smart contract trên Ethereum.
Hiện DAI đang là stablecoin phổ biến thứ 4 trên thế giới với khoảng 6,5 tỷ đồng DAI đang được lưu hành.

Có nên đầu tư stablecoin không?
Stablecoin sẽ không phải là một sự lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư có kỳ vọng về tỷ suất sinh lời cao. Ngược lại, đây được xem là một phương án an toàn đối với các nhà đầu tư chỉ muốn lưu giữ giá trị và có được một nguồn thu nhập thụ động, ổn định.
Nhìn chung, việc xác định có nên đầu tư vào stablecoin hay không còn phụ thuộc vào phong cách đầu tư của bạn và tình hình biến động của thị trường.
Mua stablecoin ở đâu?
Dưới đây là 3 cách thức mua stablecoin được nhiều người chọn lựa:
- Mua qua sàn CEX: Hầu như tất cả các sàn CEX đều có hỗ trợ người dùng sử dụng tài sản tiền điện tử hoặc tiền pháp định trong thẻ ngân hàng để mua stablecoin.
- Mua qua sàn DEX: Nếu bạn muốn tìm một nơi trao đổi stablecoin với độ trượt giá thấp thì có thể cân nhắc mua qua một số sàn DEX như Curve Finance, Ellipsis, Mobius,…
- Mint trực tiếp ra stablecoin: Thông qua việc thế chấp tài sản, bạn có thể mint trực tiếp ra stablecoin. Một số dự án hỗ trợ mint trực tiếp như MakerDAO (DAI, Abracadabra Money (MIM),…
Kết luận
Trên đây là các thông tin về stablecoin là gì mà bạn nhất định phải biết khi tham gia đầu tư vào thị trường crypto. Khi bước chân vào thị trường crypto và muốn tận hưởng các tính ưu việt của blockchain, bạn nhất định phải có sẵn một lượng stablecoin để thuận tiện cho việc giao dịch, hoán đổi nhanh chóng. Còn nếu bạn là người theo đuổi phong cách đầu tư ổn định bạn có thể cân nhắc nắm giữ một lượng stablecoin lớn hoặc gửi stablecoin tại các sàn để hưởng lãi suất nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Shill coin là gì? Lưu ý dành cho những nhà đầu tư Shill Coin