Hiện nay, Ethereum đang duy trì vị trí thứ hai trên thị trường tiền điện tử, chỉ sau Bitcoin. Đồng thời, nó cũng nền nền tảng hàng đầu cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps) và hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi). Tuy nhiên, Ethereum đang gặp phải một số vấn đề ngăn cản khả năng mở rộng của mình, đó là tốc độ giao dịch thấp và phí gas quá đắt đỏ. Để giải quyết vấn đề này, nhiều giải pháp layer 2 đã ra đời, trong đó Optimism là một trong những cái tên nổi bật nhất. Vậy Optimism là gì? Hãy cùng USNepalOnline.Com tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Optimism là gì?
Optimism là một blockchain Layer-2 mở rộng cho Ethereum khi sử dụng công nghệ nén dữ liệu “Optimism Rollup” để đạt được những lợi thế về tốc độ và chi phí. Optimism được đánh giá là có chi phí rẻ, tốc độ nhanh hơn hẳn so với Ethereum, trong khi đó vẫn tận dụng được tính an toàn và phi tập chung của Ethereum.
Cụ thể, Optimism bao gồm 3 thành phần chính, lần lượt là:
- Ethereum mainnet: Nền tảng bảo mật gốc Layer 1 của Optimism
- Optimistic Rollup: Là thành phần cốt lõi giúp Ethereum đạt được khả năng mở rộng.
- Optimistic Virtual Machine (OVM): Đây là máy ảo tương thích với Ethereum, giúp các dự án hoạt động như đang ở trên Layer 1 Ethereum. Đây cũng là môi trường chạy các smart contract của Ethereum, song có khả năng mở rộng tốt hơn rất nhiều. OVM cũng cho phép xử lý số lượng lớn smart contract trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Nếu là người mới bước chân vào thị trường tiền số, chắc hẳn đến đây bạn sẽ cảm thấy hàng loạt các khái niệm như Layer 1, Layer 2, Rollup đều rất khó hiểu. Tại sao phải cần có Optimsm để mở rộng cho Ethereum?
Hiểu đơn giản thì Layer 2 là các giải pháp mở rộng cho mạng Layer 1 (mạng gốc). Trong trường hợp của Optimism thì Layer 1 của nó là Ethereum.
Mạng Ethereum sở hữu tích phi tập trung cao và là mảnh đất hứa để phát triển hàng ngàn các dApp. Tuy nhiên tình trạng tắc nghẽn mạng đã và đang cản trở tốc độ phát triển của Ethereum. Để gia tăng khả năng mở rộng, Ethereum đã và đang triển khai hai giải pháp là:
- Tự nâng cấp mạng: Ethereum sẽ giới thiệu sharding để phân bố tải lưu lượng.
- Gắn các mạng Layer 2 vào chuỗi Layer 1: Điều này giống như gắn một con đường cao tốc di chuyển dọc theo tuyến đường thông thường (Ethereum) để giảm bớt tắc nghẽn.
Giải pháp tự nâng cấp mạng để mở rộng Ethereum được đánh giá là tốn kém và mất nhiều thời gian. Đó là lý do hàng loạt các giải pháp Layer-2 ra đời để giải quyết vấn đề của Ethereum. Các giải pháp Layer-2 mở rộng cho Ethereum nổi bật có thể kể đến như Plasma, Sidechain, Validium, State Channel và Rollup (chia nhỏ gồm ZK-Rollups và Optimistic Rollup), Hybrid Solutions…
Trong đó Rollup, đặc biệt là Optimism Rollup đang là giải pháp hàng đầu giúp tăng tốc độ và giảm chi phí cho Ethereum. Hiểu đơn giản giải pháp này như sau:
- Các giao dịch dịch tại cùng một thời điểm được Roll (cuộn) lại thành một block duy nhất. Block này sẽ được gửi lên và lưu lại trên Ethereum trước khi được xác nhận chúng là hợp lệ.
- Quá trình xác nhận giao dịch hợp lệ được diễn ra trên Layer 2 thông qua cơ chế bảo mật bằng chứng gian lận (Fraud Proof). Khi xuất hiện block mới, các chương trình máy tính liên tục quét và quan sát để phát hiện xem sao dịch nào là không hợp lệ. Nếu phát hiện gian lận, các chương trình máy tính sẽ khởi động chương trình khiếu nại nhằm loại bỏ giao dịch đó đi. Sau khi quá trình khiếu nại thành công, các chương trình máy tính này sẽ nhận được phần thưởng là đồng ETH.
- Như vậy với giải pháp Optimism Rollup sẽ giúp Ethereum mở rộng vì tính toán được xử lý trên Layer 2, còn Ethereum được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.
Điểm nổi bật của Optimism
Optimism là 1 Optimistic Rollup Blockchain – là giải pháp mở rộng Layer 2 cho Ethereum nổi bật so với các Layer 2 khác. Bởi dự án tập trung vào trải nghiệm của người dùng (UX) và trải nghiệm của các lập trình viên (DevX).
- Tăng trải nghiệm giao dịch: Optimism sử dụng cơ chế Optimistic Rollup cho phép cải thiện khả năng mở rộng từ 10-100 lần, phụ thuộc vào bản chất giao dịch. Bên cạnh đó phí gas đang được giảm 88 lần so với gas trên Ethereum. So với mức phí khá cao trên Layer 1 thì Optimism chỉ thu từ 1 – 10% khoản phí đó. Theo ước tính, Optimism đã giúp tiết kiệm được hơn 335 triệu đô la phí gas từ các giao dịch được thực hiện trên mạng này.
- Tương thích EVM thuận lợi cho triển khai dApp: Optimistic có OVM cho phép hỗ trợ bất kỳ ứng dụng Ethereum nào. Ngoài ra, các dApps dựa trên Ethereum cũng có thể triển khai dễ dàng trên Optimistic mà không phải thay đổi cấu trúc hay mã của ứng dụng.
- Bảo mật cao: Nếu một số sidechain khác như Ronin có khả năng bảo mật riêng khi hoạt động độc lập thì Optimism lại kế thừa được sự bảo mật và phi tập trung từ mạng chính Ethereum. Mặc dù giao dịch được xử lý trên Optimism nhưng dữ liệu giao dịch lại được lưu trữ trên mạng Ethereum, giúp Optimism đạt được sự bảo mật ấn tượng.
Đội ngũ phát triển Optimism
Dự án Optimism hiện được quản lý bởi một tổ chức phi chính phủ mang tên Optimism Foundation. Tổ chức này có nhiệm vụ quản lý các thử nghiệm, thúc đẩy hệ sinh thái và sau cùng là tan rã để trao quyền quản trị hoàn toàn cho cộng đồng người dùng.
Optimism Foundation được điều hành bởi 2 co-founder của Optimism là Jinglan Wang và Ben Jones. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhiều nhân tố có tên tuổi như Eva Beylin (Giám đốc Graph Foundation), Abbey Titcomb (Head of Community của Radicle) và Brian Avello từ Maker Foundation.
Lịch trình phát triển dự án Optimism
Optimism đã xây dựng một lộ trình phát triển khá minh bạch và rõ ràng như dưới đây:
- Tháng 6/2019: Giới thiệu Optimistic Rollup
- Tháng 10/2019: Khởi chạy Optimistic Rollup Testnet
- Tháng 9/2020: Khởi chạy EVM Compatible Testnet
- Tháng 1/2021: Khởi chạy Alpha Mainnet
- Tháng 8/2021: Khởi chạy EVM Equivalent Mainnet
- Tháng 12/2021: Chính thức khởi chạy Mainet
- Q1-2023: Bedrock — Current
- Năm 2023: Ra mắt thế hệ tiếp theo của thuật toán Gen Fault Proof (bằng chứng gian lận)
- Năm 2023: Triển khai Multi Proof
- Năm 2023: Triển khai Decentralized Sequencer
- Năm 2024: Thuật toán Fault Proofs được điều chỉnh trên Layer 1.
Mô hình quản trị của dự án
Ở phiên bản mới nhất, Optimism đang triển khai Optimism Collective – một mô hình quản trị lưỡng viện gồm 2 thành phần chính là Token House và Citizen House. Cụ thể:
- Token House: Cho phép những người nắm giữ OP token có thể “đệ trình, cân nhắc và bỏ phiếu về các loại đề xuất quản trị khác nhau”.
- Citizens’ House (Viện Công dân): Quản trị quá trình phân phối sản phẩm có ích cho cộng đồng (public goods), quyết định lượng tiền phân bố cho các dự án, cộng đồng xây dựng sản phẩm vì lợi ích chung. Quyền công dân ở đây sẽ được trao bởi các NFT không thể chuyển nhượng (soulbound NFT).
OP coin là gì?
OP là token gốc của Optimism, được sử dụng chủ yếu để quản lý nền tảng.
Thông tin cơ bản về OP token: (Update đến T3/2023)
- Token Name: Optimism
- Ticker: OP
- Blockchain: Optimism
- Token Standard: ERC-20
- Token Type: Governance
- Total Supply: Tổng cung ban đầu của OP là 4,294,967,296 token. Tổng cung token sẽ lạm phát với 2% mỗi năm.
- Circulating Supply: 234,748,364 OP
Token Allocation:
Nguồn cung của OP token được phân bổ theo tỷ lệ như sau:
- 25% cho Ecosystem Fund – đây là chương trình kích thích sự phát triển trong hệ sinh thái Optimism bằng cách tài trợ cho các dự án và cộng đồng.
- 20% cho Retroactive Public Goods Funding (RetroPGF) – do Citizen’s House quyết định. RentoPGF dự kiến diễn ra hàng quý để trao thưởng công bằng cho các dự án có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái.
- 19% phân bổ cho User Airdrops. Trong đợt Airdrop đầu tiên, 5% token miễn phí đã được phân bổ cho các địa chỉ ví khi đủ điều kiện. Trong tương lai, Optimism còn triển khai nhiều các đợt Airdrop tặng coin miễn phí cho cộng đồng của Optimism và Ethereum.
- 19% cho Core Contributors (Nhà đóng góp chính). Đây là tập hợp những nhà đóng góp chính biến các ý tưởng được đề xuất trong Optimism Collective thành sự thật.
- 17% cho Sugar Xaddies – những nhà đầu tư của Optimism. Lượng token này sẽ được khóa trong một khoảng thời gian nhất định.
OP Token Sale
Optimism không mở bán public sale.
Token Release Schedule:
Có 64% token sẽ được Optimism Foundation quản lý và phân bổ cho cộng đồng. Vào năm đầu tiên, 30% tổng cung ban đầu sẽ được cấp cho Foundation để phân bổ ra cộng đồng. Những năm tiếp theo tỷ lệ này sẽ do token holder bỏ phiếu quyết định.
OP token dùng để làm gì?
Hiện OP token được sử dụng chính trong Token House với các mục đích chính bao gồm:
- Quản trị: Chủ sở hữu OP có quyền tham gia vote cho các update, chính sách đổi mới của nền tảng.
- Trao thưởng và tài trợ cho hệ sinh thái: OP token được airdrop tới người dùng và các giao thức hỗ trợ hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ được phân phối cho các dự án xây dựng trên Optimism trong tương lai thông qua Quỹ quản trị OP.
Như vậy, có thể thấy OP token không được sử dụng làm phí gas, thay vào đó các giao dịch diễn ra, người dùng vẫn phải cần sử dụng ETH để trả phí giao dịch này.
Ví lưu trữ OP token
Vì là một token theo tiêu chuẩn ERC20 nên có khá nhiều lựa chọn ví cho phép lưu trữ OP token. Bạn có thể tham khảo các ví sau đây:
- Ví mềm: Metamask, Trust Wallet, Coin98 Wallet, imToken,…
- Ví lạnh (ví cứng): Ledger Nano X, Trezor…
- Lưu trữ trực tiếp trên ví của sàn giao dịch có niêm yết như Binance…
Có nên đầu tư vào dự án Optimism không?
Trước khi quyết định đầu tư vào dự án Optimism, chúng ta hãy cùng nghiên cứu và đánh giá những ưu nhược điểm của dự án này.
1. Ưu điểm
- Optimism là giải pháp Layer 2 giúp Ethereum đạt được tốc độ giao dịch nhanh hơn và chi phí giao dịch thấp hơn. Theo ước tính, Phí gas của Optimism rẻ hơn Ethereum lên đến 88 lần. Hệ sinh thái Optimism đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt ở 3 mảng Cơ sở hạ tầng, Bridge và dApps. Có nhiều ví kết nối với Optimism và giá trị TVL tăng trưởng mỗi ngày.
- Dự án được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia tâm huyết với lộ trình rõ ràng, bài bản và luôn giữ cho dự án đi đúng lộ trình đã đặt ra.
- Optimism nhận được sự hỗ trợ của các quỹ đầu tư lớn. Chỉ trong 3 vòng gọi vốn Seed Round, Series A và Series B, dự án đã huy động được tổng cộng 178.5 triệu USD, trong đó riêng vòng Serie B là 150 triệu USD. Paradigm, a16z và IDEO CoLab Ventures là 3 quỹ đầu tư nổi bật đã rót tiền vào Optimism trong các vòng gọi vốn này.
- OP token được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn hiện nay, trong đó có Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất.
- Kể từ khi ra mắt vào tháng 1/2022, giá của OP token tăng trưởng khá ổn định. Đồng thời, hiện tại mức giá của OP token không quá cao (ghi nhận ngày 23/2/2023 là $2.79/token), do vậy nếu bạn có số vốn thấp cũng có khả năng để đầu tư loại token này.
2. Nhược điểm
- OP token không được sử dụng làm phí gas trên nền tảng. Như vậy động lực tăng giá của OP token là khá thấp.
- Ethereum đang trong quá trình nâng cấp lên v2.0 với những cải tiến vượt trội về tốc độ, chi phí, năng lượng và khả năng mở rộng. Điều đó khiến cho Optimism cũng như các giải pháp mở rộng Ethereum có thể bị ảnh hưởng trong tương lai.
- Dù thời gian qua OP token tăng trưởng khá tốt, tuy nhiên nó vẫn chịu sự tác động từ diễn biến thị trường tiền điện tử.
Kết luận
Có thể thấy Optimism là một dự án mở rộng Blockchain Ethereum nổi bật khi nhận được sự hậu thuẫn của nhiều quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Đây cũng là giải pháp có khả năng ứng dụng cao giúp mạng Ethereum giải quyết những vấn đề hóc búa hiện tại như tốc độ và chi phí giao dịch. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa thật sự hoàn thiện và cần nhiều nỗ lực để thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra.
Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc nắm được Optimism là gì cùng những kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư vào OP token phù hợp nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: