Hard fork là gì? Hard fork là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình chia tách một blockchain thành hai phiên bản không tương thích với nhau. Không chỉ vậy, sau mỗi đợt hard fork diễn ra sẽ còn có thêm những đồng tiền điện tử mới được ra đời. Vậy tại sao hard fork lại diễn ra? Liệu có phải bất kỳ dự án nào triển khai “phân tách cứng” đều sẽ giúp giá trị đồng tiền điện tử của nền tảng tăng trưởng? Hãy cùng USNepalOnline.Com đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
Hard fork là gì?
Hard fork là quá trình phân tách giao thức của blockchain thành 2 phiên bản. Bao gồm một phiên bản chạy dựa trên giao thức trước đó và một phiên bản mới đã được nâng cấp. Trong đó, phiên bản mới là phiên bản đã được chỉnh sửa các lỗi tồn đọng của phiên bản cũ hoặc đã được cập nhật thêm những tính năng mới.
Sau sự kiện hard fork, người nắm giữ mã thông báo của chuỗi khối ban đầu sẽ được cấp mã thông báo của đợt phân tách mới. Đối với thợ đào, họ sẽ phải chọn một trong hai khối để thực hiện công việc xác minh. Và phần thưởng khối sẽ là đồng coin của blockchain đã chọn.
Bất kỳ blockchain nào cũng có khả năng xảy ra hard fork. Thông thường, sự kiện này được khởi xướng bởi các nhà phát triển hoặc các thành viên có định hướng xây dựng khác so với những gì mà nền tảng hiện tại đang hướng tới.
Tại sao hard fork diễn ra?
Việc hard fork diễn ra được xem là điều cần thiết cho sự phát triển của mạng lưới blockchain. Dưới đây là một số lý do chính:
- Cập nhật thêm tính năng mới: Khi mạng lưới blockchain càng lớn mạnh thì lượng người tham gia nền tảng sẽ càng tăng. Lúc này, nếu muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng nhằm mục đích giữ chân họ thì các nền tảng bắt buộc phải luôn cập nhật thêm nhiều tính năng mới. Ngoài ra, một nền tảng có nhiều chức năng cũng sẽ dễ thu hút thêm nhiều người dùng cũng như nhà đầu tư mới.
- Giải quyết kịp thời các rủi ro bảo mật: Đối với các nền tảng blockchain, nhất là những dự án mới thì việc bị lỗi là điều thường thấy. Nếu không kịp thời xử lý thì rất có khả năng các hacker sẽ lợi dụng lỗ hổng để tấn công. Chính vì thế, các nhà phát triển luôn phải cố gắng tìm ra những lỗ hổng này sớm nhất có thể và thực hiện hard fork để cập nhật những phiên bản mới nhằm khắc phục kịp thời.
- Giải quyết các bất đồng trong cộng đồng: Việc người dùng của mạng lưới có ý kiến trái chiều về một vấn đề của nền tảng là điều dễ hiểu. Chưa kể, không ít trường hợp cộng đồng của một dự án được chia thành nhiều nhóm với các định hướng phát triển khác nhau. Lúc này, blockchain buộc phải phân tách theo hai hướng. Và người dùng sẽ chọn hướng đi mà mình cho là tốt nhất.
- Đảo ngược các giao dịch trên blockchain: Trong một số trường hợp, các giao thức blockchain có khả năng bị nhiễm mã độc hay vi phạm cơ chế an toàn. Để giải quyết vấn đề này thì việc hard fork để tạo ra blockchain mới là điều hết sức cần thiết.
- Quảng bá dự án: Một đồng tiền điện tử mới muốn thu hút sự chú ý của cộng đồng thường cũng sẽ cân nhắc đến hard fork như một phần của chiến dịch quảng bá.
Phân loại hard fork
Tuỳ theo kế hoạch và lý do phân tách, sự kiện hard fork được chia làm hai trường hợp:
- Hard fork theo kế hoạch
Hoạt động cập nhật tính năng mới đã được lên kế hoạch từ trước và nhận được sự đồng thuận từ phía các nhà phát triển cũng như cộng đồng của dự án. Tuy nhiên, phiên bản cũ lại không đủ tiêu chuẩn để nâng cấp thì lúc này các nhà phát triển buộc phải thực hiện hard fork để tạo ra phiên bản mới có những tính năng muốn thêm.
Ví dụ: Monero đã thực hiện hard fork để triển khai kế hoạch thêm tính năng giao dịch ẩn danh vòng.
- Hard fork cạnh tranh
Trường hợp này diễn ra khi giữa các thành viên trong đội ngũ phát triển hoặc cộng đồng của dự án không có “tiếng nói chung” về một vấn đề của nền tảng.
Ví dụ: Bitcoin Cash chính là kết quả của sự kiện hard fork Bitcoin vào năm 2017. Ngọn nguồn của sự kiện này xuất phát từ việc các thành viên trong nền tảng bất đồng về cách thức giúp gia tăng số lượng giao dịch xử lý mỗi giây. Trong khi một nửa cộng đồng dự án chấp thuận việc tăng kích thước khối từ 1MB lên 8MB, một nửa thì không.
Cách thức hoạt động của hard fork
Cách thức hoạt động của hầu hết các nền tảng blockchain đều tương tự nhau. Cụ thể, bất kỳ sự sửa đổi hay cập nhật nào của mạng lưới đều cần phải có sự đồng thuận của các node (thợ đào hay nhà phát triển).
Trong trường hợp có sự bất đồng, các đề xuất sửa đổi hoặc cập nhật sẽ không được thực hiện. Lúc này, blockchain buộc phải thực hiện hard fork nếu muốn tiếp tục triển khai.
Hai phiên bản được tạo ra sau sự kiện phân tách sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập. Trong đó, các nút mạng chạy trên phiên bản mới của blockchain sẽ không nhận ra các giao dịch chạy trên phiên bản cũ và ngược lại.
Ưu nhược điểm của hard fork
Hard fork là điều cần thiết mỗi khi một nền tảng blockchain gặp rủi ro về bảo mật, bị lỗi hay có sự xung đột về định hướng phát triển trong cộng đồng. Tuy nhiên không thể phủ nhận việc hard fork diễn ra có thể làm phát sinh những rủi ro tiềm ẩn.
Ưu điểm:
- Đảo ngược giao dịch giúp các nhà đầu tư có thể lấy lại số tiền đã bị hack.
- Giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng hiện tại của blockchain cũ, ví dụ như nâng cấp tính năng, sửa chữa bảo mật mạng…
Nhược điểm:
- Có khả năng gây ra những biến động mạnh đến giá trị thị trường của tiền điện tử.
- Hai phiên bản được tạo ra sau hard fork khó tránh khỏi bị so sánh. Khi đó nhất định sẽ xuất hiện sự chênh lệch lớn về giá trị coin của 2 phiên bản.
- Đội ngũ phát triển dự án hiện có bị chia rẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực. Nếu các nền tảng không kịp thời bổ sung thêm nhân lực hay mất khả năng kiểm soát, cộng đồng người dùng ít ỏi… thì rất có thể nền tảng sẽ phải đặt dấu chấm hết.
So sánh hard fork và soft fork
Về cơ bản, hard fork và soft fork đều để chỉ những sự kiện phân tách. Song, hai hình thức này không hoàn toàn giống nhau về bản chất.
Tiêu chí | Soft fork |
Hard fork |
Các blockchain sau hard fork | Sau soft fork, phiên bản cũ vẫn được giữ lại và được cập nhật thêm các tính năng mới | Có hai phiên bản được tạo ra và hoạt động song song với nhau. |
Mức độ tương thích | Tương thích ngược với phiên bản cũ. | Không tương thích ngược. Các node cũ không thể xử lý khối mới sau hard fork. |
Xác nhận | Chỉ cần người dùng xác nhận | Yêu cầu thợ đào, nhà phát triển cùng đồng ý. |
Tính bảo mật | Thấp, do chỉ cần sự đồng thuận của người dùng. | Cao, do đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh tính toán. |
Các đợt hard fork blockchain nổi bật
Trên thị trường tiền mã hóa không hiếm các nền tảng đã được khởi chạy hard fork. Trong số đó, những đợt hard fork blockchain nổi bật không thể không nhắc đến như:
1. Ethereum hard fork
Vào tháng 07/2016, lợi dụng lỗ hổng trong code DAO, một lượng lớn ETH trị giá $168 triệu đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp trước sự tấn công của hacker. Ngay lập tức, blockchain Ethereum đã được hard fork nhằm khôi phục toàn bộ số tiền của những người dùng đã bị thiệt hại trong vụ tấn công.
Tại thời điểm đó, mạng lưới bị chia ra làm 2 phiên bản blockchain khác nhau và hoạt động hoàn toàn độc lập với một loại tiền điện tử riêng. Bao gồm blockchain mới là Ethereum Classic (ETC) và blockchain cũ vẫn giữ tên Ethereum (ETH).
2. Hard fork Bitcoin
Vào năm 2017, chuỗi khối gốc Bitcoin đã được phân tách thành hai chuỗi riêng biệt là Bitcoin (BTC) và chuỗi khối mới Bitcoin Cash (BCH). Lý do bắt nguồn từ việc những người đề ra Bitcoin Cash với mong muốn tăng kích thước khối. Trong khi đó đề xuất này không nhận được sự chấp thuận từ cộng đồng ủng hộ Bitcoin.Sau hard fork, những ai sở hữu BTC đều được nhận Bitcoin Cash.
3. Hard fork Bitcoin Cash
Tầm nhìn phát triển nền tảng khác nhau đã gây ra cuộc nội chiến trong mạng lưới Bitcoin Cash. Và đây cũng chính là “ngọn nguồn” cho sự phân tách.
Sự kiện hard fork của Bitcoin Cash diễn ra vào tháng 11/2019 với kết quả chia tách chuỗi khối gốc thành hai chuỗi khối là Bitcoin Cash ABC (BCH) và Bitcoin SV (BSV). Trong đó:
- Phe thứ nhất do Roger Ver và Jihan Wu đứng đầu với tầm nhìn gia tăng khả năng mở rộng của mạng lưới, thêm smart contract và cho phép các dự án khác phát triển dựa trên chuỗi khối Bitcoin Cash. Cụ thể, nhóm này đã đề ra phương án nâng cấp phần mềm Bitcoin ABC, nhằm tăng kích thước khối từ 8MB lên mức 32MB.
- Phe thứ hai được lãnh đạo bởi Craig Wright và Calvin Ayre với định hướng đưa Bitcoin Cash trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng. Phiên bản cập nhật Bitcoin SV ra đời với sự thay đổi kích thước từ 8MB lên mức 128MB nhưng không thay đổi tầm nhìn ban đầu và không tích hợp thêm smart contract.
4. Hard fork ADA
Với mục tiêu mở rộng dung lượng mạng lưới, giảm chi phí giao dịch và tăng tốc độ tạo khối, Cardano đã cho triển khai sự kiện hard fork Vasil vào tháng 09/2022, sau nhiều lần trì hoãn. Đây là một ví dụ điển hình cho việc hard fork theo kế hoạch.
5. Tera (LUNA) hard fork
Ngày 11/05/2022, LUNA bị sập khiến giá trị UST không thể tiếp tục duy trì tỷ lệ 1:1 với USD, dẫn đến sự tổn thất nặng nề lên đến hàng tỷ USD cho các nhà đầu tư. Để khắc phục sự cố, Tera đã cho tiến hành hard fork chuỗi khối gốc thành hai phiên bản Terra Classic (LUNC) và Terra 2.0 (LUNA). Trong đó Terra Clasic là phiên bản cũ còn Terra 2.0 là phiên bản cập nhật khắc phục lỗi mới nhất.
Tuy nhiên, Terra đã không thể đạt được kết quả như kỳ vọng, bởi niềm tin của cộng đồng đã vơi bớt đi rất nhiều sau sự kiện đáng tiếc vào tháng 05/2022. Và dĩ nhiên, giá trị của các đồng coin của hai nền tảng đều duy trì ở mức rất thấp.
Kết luận
Có thể thấy, hard fork là một bản nâng cấp phần mềm không tương thích. Điều này có nghĩa, tất cả người dùng và thợ đào đều bắt buộc phải nâng cấp lên phiên bản mới để có thể tham gia xác thực và xác minh các giao dịch. Hoạt động này cũng là phương án hàng đầu cho những tình huống cấp thiết khi nền tảng bị lỗi, bị hacker tấn công.
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn hard fork là gì. Đừng quên theo dõi chúng tôi nếu bạn muốn biết thêm nhiều thuật ngữ crypto khác một cách đơn giản và nhất nhé!
>>>> Có thể bạn quan tâm: