GRT coin là đồng coin chính thức của The Graph – một nền tảng thu thập, xử lý và truy vấn dữ liệu của các ứng dụng Blockchain. Mặc dù mới ra mắt từ cuối năm 2020 nhưng GRT coin có bước phát triển nhanh chóng và đang xếp vị trí Top 100 các đồng coin có vốn hóa lớn nhất trên thị trường crypto. Trong bài viết này, hãy cùng USNepalOnline.Com tìm hiểu GRT là gì cùng những cơ hội đầu tư của nó nhé.
The Graph là gì?
The Graph là một giao thức mã nguồn mở được sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu từ nhiều blockchain khác nhau và cho phép người dùng truy xuất những dữ liệu đó. Hiện tại, The Graph đã hỗ trợ hơn 30 mạng blockchain, trong đó có Ethereum, Fantom, Cosmos, Arbitrum…
Để hiểu được vai trò quan trọng của The Graph, bạn có thể hình dung như sau:
- Việc triển khai các dApp trở nên rất khó khăn, nó khó có thể truy cập các dữ liệu ngoài chuỗi – Chainlink ra đời với giải pháp oracle đã giải quyết được vấn đề này. Tuy nhiên các dữ liệu trên nhiều blockchain sắp xếp hỗn độn khiến chúng rất khó sử dụng trực tiếp.
- Trong quá khứ, các developer phải tạo các chương trình lập chỉ mục riêng (rất tốn nhiều tiền). Họ còn phải vận hành dApp thông qua máy chủ và database tập trung (đánh mất đi tính phi tập trung hoàn toàn của một dApp).
- Lúc này The Graph ra đời để giúp các nhà phát triển sử dụng các dữ liệu này dễ dàng. Nhờ The Graph mà các dữ liệu thô này sẽ được phân loại, sắp xếp ngăn nắp, giúp các dApp có thể truy xuất lấy dữ liệu phi tập trung nhanh chóng và mượt mà.
Dự án The Graph được đồng sáng lập bởi Yaniv Tal, Jannis Pohlman và Brandon Ramirez vào năm 2018 và đã huy động được 19,5 triệu đô kể từ năm 2019, bao gồm 10 triệu đô tiền bán token khi ra mắt vào tháng 10/2020.
Điểm nổi bật của The Graph
The Graph được mệnh danh là “Google của blockchain”. Điều này nhờ vào giao thức lập chỉ mục mạnh mẽ, cho phép dữ liệu chuỗi khối được truy vấn theo cách phi tập trung, nhanh chóng và hiệu quả:
- Dữ liệu được trích xuất, xử lý và lưu trữ bởi các API được gọi là subgraph. Trong đó, Subgraph là các chỉ mục (index) cho một truy vấn cụ thể, tạo thành một phần của biểu đồ dữ liệu chuỗi khối trên phạm vi toàn cầu.
- Các dApp sẽ sử dụng GraphQL – ngôn ngữ lập trình của The Graph, để truy vấn các Subgraph và truy xuất dữ liệu đã được lập chỉ mục trên The Graph Network. Tương tự như cách mà Google đã làm được với công cụ tìm kiếm thì The Graph cũng đảm nhiệm nhiệm vụ đó cho blockchain.
Để tạo ra các Subgraph, mạng lưới cần có sự tham gia của 5 nhân tố chính, mỗi nhân tố sẽ đảm nhận một vài trò riêng. Cụ thể như sau:
- Indexer:
Là những người vận hành nút (node) trong mạng The Graph. Họ có thể đặt cược (stake) token GRT để xử lý dữ liệu truy vấn. Cụ thể, Indexer trích xuất dữ liệu thô từ blockchain và xử lý chúng (bao gồm phân loại, sắp xếp và tạo chỉ mục). Những dữ liệu sau đó có thể được truy vấn và sử dụng một cách nhanh chóng.
Để khuyến khích hoạt động này, Indexer sẽ nhận được phần thưởng nếu hoàn thành tốt công việc. Ngược lại sẽ bị trừ một phần token đã stake nếu không đảm bảo chất lượng.
- Curator:
Là những người có nhiệm vụ chọn ra Subgraph nào cần lập chỉ mục và báo hiệu cho Indexer để xử lý dữ liệu trên Subgraph. Curator có thể là nhà phát triển muốn lập chỉ mục subgraph của họ hoặc người dùng cuối tìm thấy một subgraph có giá trị và cần lập chỉ mục. Curator sẽ nhận được phần thưởng tỷ lệ thuận với mức độ phổ biến của subgraph mà họ đề cử (cụ thể là từ nguồn phí truy vấn Subgraph).
- Delegator:
Là những người muốn tham gia vận hành dữ liệu nhưng không đủ tiềm lực và kiến thức để trở thành Indexer. Họ sẽ sử dụng GRT của mình để ủy quyền Indexer và nhận được một phần tiền thưởng từ Indexer.
- Consumer:
Đây là những người gửi truy vấn và và trả tiền cho hệ thống để được cung cấp dữ liệu từ các Subgraph khác nhau. Consumer có thể là người dùng cuối, các dịch vụ web hoặc phần mềm trung gian.
- Fishermen và Arbitrators
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là Fishermen và Arbitrators. Họ có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra, chẳng hạn khi Indexer cung cấp dữ liệu không chính xác cho Consumer.
Như vậy có thể thấy The Graph cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào cơ chế kiếm thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ dữ liệu. Từ đó đảm bảo nguồn dữ liệu là hoàn toàn phi tập trung, cung cấp cho các dự án DeFi và Web 3.0 sử dụng theo đúng bản chất của tài chính phi tập trung.
Tính đến thời điểm hiện tại, The Graph đã và đang xử lý hơn 4 tỷ truy vấn hàng tháng cho các ứng dụng như Uniswap, CoinGecko, Synthetix… Bao gồm trích xuất dữ liệu như giá token, khối lượng giao dịch, tính thanh khoản….
Đội ngũ phát triển The Graph
Dự án The Graph được thành lập và phát triển bởi những tên tuổi lớn trong lĩnh vực Blockchain. Tiêu biểu trong số đó là Yaniv Tal – Trưởng dự án, Brandon Ramirez – Trưởng nhóm nghiên cứu và Jannis Pohlmann – Trưởng nhóm công nghệ.
- Yaniv Tal: Yaniv là người đồng sáng lập và điều hành chính của dự án The Graph. Ngoài ra, anh cũng là founder của TapSavvy – công nghệ thanh toán và đánh giá mức độ hài lòng khách hàng. Anh cũng là founder của Workflo – đơn vị cung cấp giải pháp xây dựng UI. Yaniv Tal từng có thời gian làm kỹ sư phần mềm tại HP và MuleSoft, đều là những công ty cung cấp giải pháp phát triển API.
- Brandon Ramirez: Là đồng sáng lập của các dự án The Graph, Edge & Node, và TapSavvy. Anh cũng đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển giải pháp ở các công ty lớn như Microsoft, MuleSoft, Workflo.
- Jannis Pohlmann: Từng đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm tại nhiều công ty công nghệ lớn, đồng sáng lập và trưởng ban kỹ thuật tại Edge & Node.
GRT coin là gì?
GRT coin là token chính thức của mạng The Graph và có tiêu chuẩn ERC-20 của Ethereum.
Thông tin chi tiết:
- Token Name: The Graph.
- Ticker: GRT.
- Blockchain: Ethereum.
- Contract: 0xc944e90c64b2c07662a292be6244bdf05cda44a7
- Token type: Utility.
- Token Standard: ERC-20.
- Total Supply: 10,554,985,929 GRT
- Max Supply: 10,057,044,431 GRT
- Total Initial Token Supply: 10,000,000,000 GRT
- Circulating Supply: Tính đến thời điểm đầu năm 2023, đã có khoảng hơn 8,700,000,000 GRT coin được lưu hàng, chiếm 83% nguồn cung.
The Graph thực hiện lạm phát thêm 3% GRT theo hàng năm, ngoài ra hệ thống cũng sẽ thực hiện đốt đi khoảng 1% phí truy vấn người dùng trả cho hệ thống để cân bằng.
Phân bổ:
Tổng nguồn cung cấp GRT khi ra mắt mainnet là 10 tỷ token. 10 tỷ token này được phân bổ như sau:
- 35% phân bổ cho Community (Cộng đồng)
- 23% phân bổ cho Early Team & Advisors (Đội ngũ phát triển và cố vấn)
- 17% phân bổ cho Early Backers (Người ủng hộ ban đầu)
- 17% phân bổ cho Backers (Người ủng hộ)
- 8% phân bổ cho Edge & Node.
GRT coin dùng để làm gì?
CRT coin được sử dụng cho các mục đích sau:
- Thanh toán phí truy vấn: Người tiêu dùng phải trả phí truy vấn cho hệ thống bằng GRT coin.
- Làm điều kiện và phần thưởng stake: Những người dùng trong mạng như Indexer, Curator và Delegator cần phải stake GRT token để tham gia vận hành mạng và được trả thưởng dựa theo số token mà họ đặc cược.
Ví lưu trữ GRT coin
Vì GRT là token ERC-20 nên bạn có thể lưu trữ nó trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này. Một số hỗ trợ lưu trữ GRT an toàn như:
- Ví ứng dụng: Sollet.IO, Trust Wallet,…
- Ví cứng: Ledger Nano S, Ledger Nano X,…
Bạn cũng có thể lưu trữ GRT coin trên các ví của sàn giao dịch uy tín như Binance, Okex, Coinbase cũng sẽ tiện lợi cho việc giao dịch.
Có nên đầu tư vào GRT coin không?
GRT coin là đồng coin chính thức của nền tảng công nghệ The Graph và nó đã cho thấy mức độ phát triển nhanh chóng kể từ khi ra đời. Để trả lời câu hỏi có nên đầu tư GRT coin không, hãy cùng chúng tôi phân tích những ưu điểm và nhược điểm của coin GRT.
1. Ưu điểm
- Đội ngũ sáng lập tài năng: Dự án được điều hành và đóng góp với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, phần lớn trong số họ đã tham gia nhiều dự án lớn và nhiều người là sáng lập của nhiều nền tảng công nghệ có tiếng.
- Công nghệ có ứng dụng thực tiễn cao: Với mục tiêu xây dựng nền tảng cung cấp dữ liệu của các blockchain nhanh chóng, chính xác đến các ứng dụng phi tập trung và người dùng cuối, The Graph cho thấy mình là nhân tố cộng tác, thúc đẩy các mạng Blockchain cũng như các dApps cùng phát triển. Với vai trò quan trọng của việc truy xuất dữ liệu trong tương lai hứa hẹn The Graph sẽ có bước phát triển mạnh mẽ.
- Tham gia mạng lưới dễ dàng: Mạng lưới cho phép bất kỳ ai cũng có thể tham gia vận hành mạng lưới và nhận thưởng, miễn là họ stake GRT coin của mình.
- Với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư uy tín và kinh nghiệm như Coinbase Ventures, Coinfund, Digital Currency Group, Multicoin Capital.… đã tạo dựng một chỗ dựa vững chắc cho dự án.
- Dự án nhận được sự quan tâm lớn của thị trường: Dù mới ra mắt vào tháng 12/2020 những The Graph đã tạo được tiếng vang lớn và nhận được sự quan tâm, đón nhận tích cực của cộng đồng. The Graph đang xây dựng cho mình hệ sinh thái tiền mã hóa riêng, trong đó nhiều dự án đã được định giá cao ngay khi chưa ra mắt.
2. Nhược điểm
- Cạnh tranh với nhiều loại altcoin khác trên thị trường: Thị trường crypto không ngừng phát triển với sự ra đời của nhiều loại altcoin mới, đồng thời, những đồng coin như BTC, ETH đang chiếm thị phần rất lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự biến động giá của những altcoin khác. Do vậy GRT phải không ngừng cải tiến công nghệ và có chính sách quảng bá thương hiệu để đạt được chỗ đứng trên thị trường.
- Mức độ lạm phát khá cao: Với mức lạm phát như hiện này thì GRT coin sẽ cần khá nhiều thời gian để đạt được sự tăng trưởng mạnh, nhất là khi thị trường đang trong giai đoạn downtrend như hiện nay.
Kết luận
Như vậy, The Graph là một công nghệ Blockchain cải tiến giúp kết nối dữ liệu của Blockchain với các ứng dụng phi tập trung. Dự án The Graph được xây dựng bởi những chuyên gia công nghệ hàng đầu và được sự hậu thuẫn của nhiều quỹ đầu tư lớn. Với vai trò ngày vô cùng quan trọng của dữ liệu trong mọi lĩnh vực của đời sống hứa hẹn sẽ thúc đẩy dự án cùng đồng altcoin của nó phát triển mạnh mẽ.
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc nắm được GRT là gì cùng những thông tin cần thiết về altcoin này.
>>> Có thể bạn quan tâm: