Fantom là nền tảng hợp đồng thông minh tiên tiến hỗ trợ phát triển lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) và các ứng dụng phi tập trung (dApps). Sự ra đời của Fantom giải quyết những hạn chế của các mạng lưới Blockchain trước đó gồm khả năng mở rộng, tính bảo mật và phân quyền. Vậy Fantom là gì? FTM coin là gì? Hãy cùng USNepalOnline.Com tìm hiểu những thông tin liên quan đến nền tảng đang nhận được sự quan tâm này nhé!
Fantom là gì?
Fantom là một nền tảng hợp đồng thông minh (smart contract) mã nguồn mở phi tập trung (decentralized), không cần sự cho phép (permissionless) dành cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) và tài sản kỹ thuật số (digital assets). Dự án được thành lập vào năm 2018 và được đánh giá là một trong những mạng lưới blockchain cung cấp giải pháp thay thế cho Ethereum.
Cấu trúc mạng của Fantom được thiết kế nhằm cung cấp giải pháp khả thi cho “bộ ba vấn đề” của blockchain gồm khả năng mở rộng, bảo mật và phân quyền. Cụ thể Fantom giải quyết khả năng mở rộng bằng cách cung cấp cho mỗi Dapp xây dựng trên nó một blockchain riêng biệt.
Về cơ bản, cấu trúc của Fantom rất giống Polkadot, Avalanche hay Cosmos. Nếu như ở Polkadot bạn bắt gặp khái niệm Relaychain/Parachain, Avalanche là Avalanche/Subset hay Cosmos sẽ là Hub/Zone. Thì với Fantom, bạn sẽ không tìm được khái niệm tương tự. Thay vào đó, Fantom xây dựng một mạng chính có tên là Fantom Opera.
Mạng mainnet Fantom Opera chính thức hoạt động vào tháng 12/2019. Mạng được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ gồm một sổ cái phân tán dựa trên Directed Acyclic Graph (DAG) và sử dụng cơ chế đồng thuận mới mang tính cách mạng là Lachesis. Sự kết hợp công nghệ này biến Fantom trở nên nhanh hơn, rẻ hơn rất nhiều so với các nền tảng hợp đồng thông minh thế hệ trước mà vẫn đảm bảo được sự an toàn.
Công nghệ của nền tảng Fantom
Fantom là giải pháp blockchain hiệu quả với khả năng phân quyền và bảo mật cao, tốc độ xử lý nhanh chóng. Dưới đây là những công nghệ nổi bật của nền tảng Fantom:
1. Directed acyclic graph (DAG)
DAG (hay Biểu đồ chu kỳ có hướng) là cấu trúc dữ liệu dạng đồ thị không phải Blockchain. Tuy nhiên DAG cũng là một sổ cái phân tán, tương đối giống với Blockchain.
Trong một DAG (hình b), các máy tính xử lý các giao dịch đồng thời và trao đổi hoặc chia sẻ những phát hiện của mình với các nhóm nút lân cận ngẫu nhiên để xác thực chúng. Trong khi nhiều blockchain (hình a) bị giới hạn bởi một nút duy nhất điều hành việc tạo ra các khối mới. Như vậy, có thể thấy các nút DAG có thể hoạt động song song giúp các giao dịch được xử lý nhanh và hiệu quả hơn.
2. Cơ chế đồng thuận Lachesis
Fantom sử dụng cơ chế đồng thuận phân tán của riêng mình có tên là Lachesis để bảo vệ mạng Fantom. Lachesis thực chất là thuật toán đồng thuận aBFT dựa trên DAG, mang lại những cải tiến rõ rệt so với các cơ chế đồng thuận cũ, đảm bảo cả tốc độ giao dịch và bảo mật.
Các nhà phát triển có thể sử dụng Lachesis để xây dựng các dApp mà không cần phải tạo lớp mạng P2P riêng từ đầu. Đặc biệt, dapp được viết bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào cũng có thể tương thích với Lachesis.
Khi phát triển Lachesis, Fantom đã ưu tiên vào bốn khía cạnh của quá trình xử lý giao dịch, đảm bảo cơ chế đồng thuận, đó là:
- Không có người lãnh đạo: Mạng không dựa vào người lãnh đạo để hướng dẫn việc xác thực từng giao dịch mà dựa vào hệ thống các nút luôn thông báo cho nhau.
- Không đồng bộ: Ở các cơ chế đồng thuận khác, để một giao dịch được chấp thuận thì validator (hoặc miner) phải báo cho tất cả các nút trên mạng lưới cùng tham gia xác nhận. Tuy nhiên với Lachesis, validator chỉ cần báo cho một node duy nhất là node gần kề nó. Như vậy, mỗi node có thể xử lý các giao dịch tại các thời điểm khác nhau.
- Hệ thống chịu lỗi Byzantine (BFT): Chỉ cần 2/3 số nút của Fantom để xác thực giao dịch, nghĩa là mạng lưới có thể chịu được tới 1/3 số nút bị lỗi, hứa hẹn xử lý nhanh hơn và đưa ra quyết định cuối cùng.
- Tốc độ cuối cùng tức thì: Hệ thống xác nhận giao dịch trong vòng chưa đầy 2 giây.
3. Fantom Blockchain Mainnet: Opera
Opera là một môi trường mã nguồn mở với đầy đủ các tính năng hợp đồng thông minh mà Ethereum có như:
- Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình Solidity
- Tích hợp với Máy ảo Ethereum (EVM)
Thông qua Opera, nhà phát triển có thể nhanh chóng xây dựng các dApp. Các dApp được xây dựng trên Fantom có thể được thiết kế để tương thích với các nền tảng được xây dựng trên Ethereum, trong khi vẫn duy trì hiệu quả giao dịch của mạng Fantom.
Điểm nổi bật của dự án Fantom
Kể từ khi triển khai, dự án Fantom đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là những điểm nổi bật của dự án Fantom:
1. Nền tảng công nghệ tiên tiến, ưu việt
Fantom xây dựng một nền tảng công nghệ sổ cái phân tán ưu việt sử dụng cấu trúc DAG và cơ chế đồng thuận Lachesis.
2. Nền tảng bảo mật và phân quyền
Không giống như cơ chế đồng thuận PoW được sử dụng bởi Bitcoin hay Ethereum, Fantom sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) phân tán trong đó không có người lãnh đạo, giúp ngăn chặn sự tập trung và tiết kiệm năng lượng.
Mạng không xuất hiện người lãnh đạo đứng ra xử lý giao dịch mà thay vào đó tất cả các nút trong mạng có quyền xử lý giao dịch như nhau. Việc sử dụng cơ chế đồng thuận PoS giúp mạng lưới Fantom có thể mở rộng quy mô đến hàng nghìn nút, đồng thời tăng khả năng phân quyền và duy trì sự bảo mật rất cao.
3. Khả năng mở rộng mạnh mẽ
Như đã giới thiệu, cấu trúc mạng của Fantom cho phép mỗi dApp xây dựng trên nó đều sở hữu một blockchain. Mỗi mạng này hoạt động độc lập, ổn định và không bị ảnh hưởng bởi tắc nghẽn mạng. Mỗi mạng có thể có các token, token tùy chỉnh cũng như quy tắc quản trị riêng.
Các blockchain này vẫn dựa trên cơ sở công nghệ của mạng lưới Fantom gốc: được gắn với Lachesis, sử dụng đồng thuận aBFT. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng tùy chỉnh rất linh hoạt để phù hợp với nhu cầu cụ thể. Điều này giúp các blockchain vẫn có thể tương tác với nhau và tận dụng những ưu điểm về bảo mật và tốc độ của mạng Blockchain Fantom gốc.
4. Khả năng tương tác cao
Các blockchain xây dựng các dApp trong hệ sinh thái Fantom đều được gắn với Lachesis. Các blockchain có thể tương tác qua lại với nhau dễ dàng, hưởng lợi từ tốc độ và tính bảo mật của Fantom.
5. Tính mở (open) cho các nhà phát triển và người dùng
Hai điểm nổi bật cho thấy Fantom đề cao tính mở khuyến khích nhà phát triển và người dùng cùng tham gia mạng lưới là:
- Fantom là mã nguồn mở:
Đội ngũ phát triển của Fantom cam kết tạo ra các khối xây dựng (building block) để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và tùy chỉnh theo nhu cầu của mình mà không cần cấp phép. Mã của dự án là mã nguồn mở và có sẵn trên Github.
- Cơ hội tham gia stake dành cho tất cả người dùng:
Bất cứ người dùng nào cũng có thể trở thành nút xác thực (validator). Trên Chuỗi Opera của Fantom, số lượng nút xác thực tham gia bảo mật mạng là không giới hạn. Miễn là người dùng có thể stake mức tối thiểu là 3,175,000 FTM.
Nếu người dùng sở hữu số lượng token thấp hơn hoặc không phải chuyên gia trong việc chạy các hệ thống phân tán, người dùng vẫn có thể tham gia bảo mật mạng bằng cách ủy quyền cho nút xác thực và nhận thưởng, tối thiểu là 1 FTM.
6. Tương thích EVM, kết nối linh hoạt với hệ sinh thái DeFi
Mainnet của Fantom – Opera được thiết kế nhằm tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM) giúp các dự án trên Ethereum có thể dễ dàng được triển khai trên hệ sinh thái Fantom. Đây là cách các dự án DeFi như Curve, Aave và yearn.finance đã triển khai và đạt được thành công trên Fantom.
7. Quản trị on-chain minh bạch
Fantom hoàn toàn phi tập trung và minh bạch. Mọi quyết định trên mạng được thực hiện bởi tất cả người dùng nắm giữ token FTM tham gia đặt cược (stake). Người tham gia có thể đề xuất và bỏ phiếu về các quyết định quan trọng liên quan đến mạng.
8. Phần thưởng staking cho những người nắm giữ FTM hấp dẫn
Người dùng đặt cược Fantom coin (FTM) của họ trên nền tảng sẽ nhận được APY (lợi nhuận phần trăm hàng năm) từ 1,8% đến 6%, thời gian khóa tối đa trong 365 ngày. Tỷ lệ APY phụ thuộc vào số lượng token FTM đặt cược và tổng thời gian đặt cược.
Trên Fantom, không có mức tối thiểu để đặt cược, bạn có thể đặt cược và kiếm phần thưởng dù chỉ có 1 FTM. Song số lượng token đặc cược càng lớn và thời gian đặt cược càng lâu thì càng thu được nhiều tiền thưởng.
9. Tốc độ giao dịch nhanh và phí nền tảng thấp
Nhờ cơ chế Lachesis mà các validator (miner) không cần xác nhận block cùng lúc. Điều này cho phép xử lý các giao dịch đồng thời giúp hệ thống đạt được tốc độ giao dịch nhanh chóng và phí nền tảng cực thấp. Thông thường, thời gian giao dịch cuối cùng được xác nhận chỉ 1-2 giây và chi phí phải trả chỉ bằng 1/100.
Người sáng lập Fantom
Fantom được sáng lập bởi những chuyên gia nổi tiếng trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính… Dự án cũng nhận được sự hậu thuẫn từ nhiều quỹ quỹ uy tín và hợp tác với nhiều tổ chức quốc gia trên thế giới.
1. Cá nhân sáng lập
Fantom được thành lập bởi Dr. Ahn Byung Ik, một nhà khoa học máy tính người Hàn Quốc, đồng thời là người đồng sáng lập nền tảng công nghệ thực phẩm SikSin.
Hiện tại, Giám đốc điều hành (Director) của nền tảng Fantom là David Richardson – cựu CEO tại Mid-Ocean Consulting. Ngoài ra, đội ngũ sáng lập của Fantom còn có những nhân tố nổi bật sau:
- Michael Kong – CEO: Là cựu CTO của Digital Currency Holdings, cố vấn của Enosi Foundation và nhà phát triển tại Block8;
- Andre Cronje – Tư vấn kỹ thuật: Nhân tố cực kỳ quan trọng của Fantom, là Founder của hệ sinh thái nổi tiếng Yearn Finance, cựu Giám đốc đánh giá code tiền điện tử tại CryptoBriefing, nhà phân tích công nghệ tại Leminiscap và kỹ sư cơ sở hạ tầng blockchain tại CryptoCurve;
- Barek Sekandari – Giám đốc quan hệ doanh nghiệp và chính phủ: Giám đốc tại SKCHAIN Advisors, Giám đốc quan hệ đối tác tại Fusion Foundation;
- Fred Pucci – Tư vấn pháp lý: Đối tác tại TCM Capital, Luật sư tại Grasshopper Capital, nguyên Trưởng phòng tuân thủ toàn cầu tại ANZ;
- Quan Nguyen – CTO.
2. Tổ chức đầu tư
Một số thông tin về các tổ chức đầu tư của Fantom:
- 27/4/2021: HyperChain đầu tư 15 triệu đô vào Fantom.
- 24/2/2021: Alameda Research đầu tư 35 triệu đô vào Fantom, đồng thời trở thành nút xác thực trong mạng Fantom.
3. Đối tác
Một số đối tác nổi bật của Fantom:
- DAO Maker: Một trong những nền tảng IDO đầu tiên trong Crypto.
- Band Protocol: Dự án nổi bật về Oracle trong lĩnh vực Crypto.
- Ngoài ra, Fantom còn hợp tác với nhiều tổ chức quốc gia để triển khai các giải pháp Blockchain và công nghệ khác như: Cơ quan quản lý các tổ chức giáo dục tư nhân Pakistan (PEIRA), Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia Afghanistan (ANSA),…
FTM coin là gì?
FTM là token chính trên mạng Fantom. FTM được sử dụng để bảo mật mạng thông qua staking, quản trị, thanh toán và tính phí nền tảng.
FTM key metric:
- Ticker: FTM
- Blockchain: Fantom
- Smart Contract: Updating…
- Token Standard: ERC-20, BEP-2
- Token type: Utility, governance
- Total Supply: 3,175,000,000 FTM
- Circulating Supply: 2,767,687,393 FTM (Tính đến thời điểm đầu năm 2023)
FTM Token Allocation:
- Block Rewards: 32.75%
- Advisors/Contributors: 12.00%
- Strategic Reserve: 6.00%
- Public Sale: 1.57%
- Private Sale II: 11.69%
- Private Sale I: 25.35%
- Seed Sale: 3.15%
FTM supply schedule:
Token FTM phát hành đầu tiên vào ngày 15/6/2018. Tổng nguồn cung là 3,175,000,000 FTM. Nguồn cung của FTM dự kiến sẽ được phân bổ hết vào ngày 31/12/2025.
FTM funding rounds:
- Tháng 2/2018: 1.6 triệu đô được huy động trong đợt Seed Round với giá trung bình là $0.016.
- Tháng 5/2018: 24.8 triệu đô được huy động trong đợt Private Sale 1 với giá trung bình là $0.031. Cũng trong tháng này, 12.9 triệu đô được huy động trong đợt Private Sale 2 với giá trung bình là $0.035.
- Tháng 6/2018: 2.0 triệu đô được huy động trong đợt Public Sale với giá trung bình là $0.04.
FTM coin dùng để làm gì?
Các chức năng của FTM coin gồm:
1. Bảo vệ mạng lưới
Chức năng chính của FTM token là bảo vệ mạng thông qua hệ thống Proof-of-Stake. Người sở hữu FTM có thể stake FTM của mình để trở thành nút xác thực hoặc ủy quyền cho nút xác thực. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi gây hại (vì nếu làm vậy người stake sẽ bị cắt giữ một phần FTM), đồng thời đem lại phần thưởng dưới dạng FTM cho người tham gia.
2. Quản trị
Fantom là một hệ sinh thái phi tập trung và hoàn toàn không cần cấp phép cũng như vai trò “người lãnh đạo”. Mọi quyết định liên quan đến mạng đều được thực hiện bởi quản trị on-chain. Với chức năng quản trị, người tham gia có thể đề xuất và bỏ phiếu cho những thay đổi và cải tiến trên mạng lưới. FTM là token quản trị cần thiết để người dùng tham gia vào quá trình bỏ phiếu.
3. Thanh toán
Token FTM là đồng tiền lý tưởng để thực hiện thanh toán nhờ vào thông lượng cao, tốc độ nhanh và phí thấp.
4. Trả phí mạng lưới
FTM được sử dụng để tính phí mạng lưới như phí giao dịch, phí triển khai hợp đồng thông minh, phí triển khai mạng mới.
Ví lưu trữ FTM coin
Do FTM là một token ERC20 nên có khá nhiều ví có thể lưu trữ nó. Dưới đây là một số ví lưu trữ FTM coin được khuyên dùng:
- Ví sàn: Binance, Digifinex, Bkex, SushiswapOkex, BilaxyMXC, Kucoin, Gate.io, Uniswap, Bibox…
- Các ví ETH thông dụng: Metamask, Myetherwallet, Mycrypto, Coin98 wallet…
- Ví lạnh: Ledger, Trezor…
Có nên đầu tư vào đồng FTM coin không?
FTM coin được đánh giá là loại tiền điện tử có tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên trước khi đầu tư, người dùng cần phải nắm vững những ưu, nhược điểm của nó.
1. Ưu điểm
FTM sở hữu nhiều ưu điểm để biến nó thành một đối kháng mạnh mẽ của nhiều loại tiền điện tử trên thị trường. Hãy cùng xem những ưu điểm của đồng tiền này:
- Nền tảng công nghệ bền vững, ưu việt: Đây được đánh giá là nhân tố hàng đầu góp phần tạo nên tiếng vang của FTM coin. Với việc phát triển và áp dụng những công nghệ ưu việt, Fantom có những yếu tố cần thiết để trở thành một hệ sinh thái blockchain hỗ trợ DeFi hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của không gian DeFi & dApps.
- Tốc độ và chi phí giao dịch ấn tượng: Mỗi giao dịch trên Fantom được xử lý chỉ trong 1-2s với mức phí dưới $0.001.
- Đội ngũ phát triển tài năng: Đội ngũ phát triển của Fantom là những chuyên gia, kỹ sư, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế tài năng cùng chung mục đích tạo nên một nền tảng ưu việt có khả năng đáp ứng các lĩnh vực đa dạng của thị trường.
- Quỹ đầu tư mạnh mẽ: Dự án FTM nhận được sự đầu tư của nhiều quỹ uy tín như Kosmos Capital, Blackwater Capital, HyperChain Capital, TCM, Signum Capital và Block VC. Dự án cũng đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc gia của Afghanistan, Pakistan…
- FTM coin có nhiều tiêu chuẩn: FTM có thể tồn tại dưới nhiều tiêu chuẩn như ERC-20 trong hệ sinh thái Ethereum và BEP-2 trong hệ sinh thái Binance, giúp thực hiện các giao dịch trong và ngoài hệ sinh thái nhanh chóng và liền mạch.
- FTM có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái: Như đã phân tích thì FTM có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như quản trị, bảo mật, tham gia stake, tính phí mạng. Khi số lượng dApp phát triển trên hệ sinh thái Fantom tăng lên thì sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho đồng FTM.
- Hệ sinh thái rộng lớn và liên tục mở rộng: Tính đến tháng 12/2022, đã có 245 dự án được triển khai trên hệ sinh thái Fantom thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: AMM DEX (Curve, Spiritswap), Yield Aggregator Platform (Beefy Finance, Reaper Farm), Lending (Geist Finance),…
- Phân bổ tokenomic công bằng: Phần lớn FTM được phân bổ cho các nhà đầu tư và dùng làm phần thưởng stake. Điều này góp phần tạo nên một mạng lưới minh bạch, an toàn.
- Phần thưởng stake ấn tượng thu hút đông đảo nhà đầu tư: Nền tảng cung cấp phần thưởng hấp dẫn dành cho bất kỳ người dùng sở hữu FTM (thậm chí chỉ với 1 FTM) tham gia stake.
- Khả năng thanh khoản của FTM cao: FTM hiện đã có mặt trên tất cả các sàn giao dịch điện tử lớn như Binance, Kucoin, IDAX, BiBox, Bitmax, HotBit…
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm ưu điểm để biến nó thành một nền tảng phát triển mạnh mẽ, Fantom token cũng đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt với các đồng coin khác trên thị trường crypto. Dưới đây là những nhược điểm của nó:
- Cạnh tranh với nhiều đối thủ khác
FTM đang phải cạnh tranh với các ông lớn khác trên thị trường crypto, đặc biệt là Bitcoin và Ethereum. Ngoài ra, sự ra đời của các nhân tố mới như Cardano (ADA) và Solana (SOL), hai nền tảng với khả năng xử lý giao dịch gần như tức thì cũng là trở ngại lớn đối với FTM.
- Hạn chế việc trở thành nút xác thực
Khi trở thành nút xác thực, người dùng sẽ nhận được phần thưởng rất cao. Tuy nhiên, với việc đưa ra mức token tối thiểu “cao ngất ngưỡng” lên đến 3.175.000 FTM khiến mạng lưới hạn chế người dùng trở thành nút xác thực. Chính điều này làm giảm đi tính phi tập trung của mạng lưới.
- Tiềm ẩn nguy cơ biến động giá
Giống như bất kỳ đồng tiền điện tử nào khác, FTM cũng tiềm ẩn sự biến động về giá rất lớn. Sự thật là FTM đã chứng kiến sự tăng/giảm giá chóng mặt ở một số giai đoạn. Ví dụ như sau khi đạt mức cao nhất là 3.48 đô vào tháng 10/2021, FTM đã giảm gần như ngay lập tức và xuống dưới 2 đô vào giữa tháng 11/2021.
Cho đến giữa tháng 12/2021, FTM đã được giao dịch ở mức khoảng 1.20 đô và 1.30 đô. Trong năm 2022 thì Fantom theo đà đi xuống, đặc biệt là với tin tức Andre Cronje rời khỏi Fantom đã đẩy giá xuống chóng mặt và với giá hiện tại chỉ còn $0.2046. Điều này khuyến khích các nhà đầu tư nên lựa chọn kế hoạch dài hạn thay vì ngắn hạn trong thời gian ngắn.
Kết luận
Có thể thấy Fantom là một nền tảng công nghệ sáng tạo thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái DeFi và các ứng dụng dApps. Fantom còn được biết đến với tốc độ xử lý nhanh chóng, khả năng mở rộng linh hoạt, bảo mật cao, cũng như chương trình staking reward hấp dẫn.
Mặc dù Fantom cũng như FTM coin của nó đang phải cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, nhưng những ưu điểm của Fantom khiến nó nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư và nhà phát triển, hứa hẹn sự phát triển bùng nổ trong tương lai.
Qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được tổng quan về dự án Fantom, FTM coin là gì để có lựa chọn đầu tư đúng đắn.
>>>> Có thể bạn quan tâm:
EPS coin là gì? Phân tích tiềm năng của dự án Ellipsis Finance