Đốt coin (burn coin) là hoạt động tiêu hủy vĩnh viễn một lượng coin/token khỏi tổng số lượng coin/token đang lưu hành. Mục đích chính của hoạt động này thường là để thúc đẩy giá trị đồng coin tăng trưởng. Ngoài ra, việc burn coin còn hỗ trợ cho công tác quảng bá, sửa các lỗi phát hành token, khuyến khích các cam kết lâu dài của thợ đào… Để biết chi tiết về thuật ngữ đốt coin là gì, mời mọi người cùng USNepalOnline.Com theo dõi các thông tin dưới đây
Đốt coin là gì?
Đốt coin là quá trình loại bỏ vĩnh viễn tiền điện tử khỏi nguồn cung lưu thông, làm giảm tổng nguồn cung. Hoạt động này được thực hiện bằng cách chuyển coin/token muốn đốt đến 1 địa chỉ ví công khai, có thể kiểm chứng được – nơi không ai có thể lấy được coin/token từ đó và coin/token được lưu trữ sẽ trở nên vô dụng.
Đốt coin hoàn toàn khác với việc tài sản mất do tai nạn, ví dụ như bạn không may gửi coin/token đến một địa chỉ ví khác, hoặc bị mất quyền truy cập vào ví điện tử đang lưu trữ coin.
Quy trình burn coin
Có thể hình dung đơn giản, quá trình đốt coin là việc chuyển một lượng coin/token đến 1 địa chỉ ví công khai có thể kiểm chứng được, nơi không ai có thể truy cập lượng coin/token ấy được nữa. Và đặc biệt là những địa chỉ ví này hoàn toàn được tạo một cách ngẫu nhiên mà không có bất kỳ khóa cá nhân nào được liên kết với chúng.
Cụ thể hơn, quy trình burn coin diễn ra như sau:
- Các cá nhân/tổ chức sở hữu tiền mã hóa và muốn thực hiện đốt coin, họ sẽ lựa chọn nền tảng blockchain phù hợp có hỗ trợ tính năng này.
- Nền tảng blockchain sẽ tạo ra smart contract (hợp đồng thông minh) xác minh rằng cá nhân/tổ chức đó muốn đốt bao nhiêu lượng coin. Nếu người đó không có đủ số coin muốn đốt trong ví, quá trình đốt sẽ không được thực thi. Nếu có đủ, số tiền sẽ bị trừ khỏi ví đó.
- Sau khi đốt coin thành công, lượng tài sản mã hóa trong ví người dùng sẽ giảm đi tương ứng.
Khi nào cần đốt coin?
Đốt coin là hoạt động không mang tính bắt buộc. Mỗi blockchain sẽ có kế hoạch burn coin khác nhau để phục vụ cho quá trình phát triển của nền tảng. Dưới đây là một số trường hợp mà cơ chế burn coin sẽ được khởi động:
- Lạm phát cao: Đốt coin diễn ra sẽ khiến tổng nguồn cung giảm, lúc này giá trị đồng coin thường sẽ có xu hướng tăng. Sau cùng mục tiêu là giúp giảm tỷ lệ lạm phát và cân bằng lợi ích giữa các bên nắm giữ coin/token. Chiến lược đốt coin này thường được áp dụng đối với những dự án có tokennomics được phát hành chưa hợp lý.
- Quảng bá: Đối với những dự án mới ra mắt cần thu hút holder thì việc đốt coin được xem là một phương án để quảng bá.
- Sửa lỗi: Các coin/token phát hành không hợp lệ sẽ không thể tham gia vào quá trình giao dịch. Mặc nhiên lúc này, nền tảng bắt buộc phải triển khai các kế hoạch burn coin.
Lợi ích của đốt token
Các lợi ích nổi bật của hoạt động đốt token có thể kể đến như:
- Tăng giá trị tài sản, staker hưởng lợi: Tổng nguồn cung lưu thông giảm sau hoạt động burn coin sẽ phần nào thúc đẩy giá trị đồng coin tăng trưởng. Khi đó, những người nắm giữ đồng coin/token ấy mặc nhiên sẽ được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư – mua bán.
- Tránh cáo buộc không bán được coin: Để tăng sự uy tín cho dự án, các nhà phát triển của nền tảng thường lựa chọn phương án loại trừ các coin/token không bán được. Ví dụ ở đợt bán ICO, dự án đã có kế hoạch bán một lượng coin/token. Nhưng sau ICO, lượng coin/token này không được tiêu thụ hết thì phía nền tảng sẽ đốt chúng đi để tăng uy tín dự án và tránh các cáo buộc về việc lừa đảo.
Rủi ro khi đốt coin
Nhiều người lầm tưởng việc đốt coin sẽ luôn luôn giúp gia tăng giá trị của đồng coin/token. Nhưng thực chất, việc nguồn cung ít và nguồn cung khan hiếm là 2 sự việc hoàn toàn khác nhau. Không phải lúc nào, nguồn cung lưu thông giảm sau sự kiện đốt coin cũng khiến nhu cầu mua cao và giá trị đồng coin/token tăng.
Lượng cung trong thị trường lưu thông trở nên khan hiếm sau quá trình đốt chỉ khi cộng đồng tin rằng chúng thật sự khan hiếm. Và dĩ nhiên để được xem là khan hiếm thì dự án cũng như đồng coin/token đó phải có đủ triển vọng để cộng đồng kỳ vọng. Nếu đồng coin/token không nhận được sự kỳ vọng từ các nhà đầu tư thì hoạt động burn coin gần như vô nghĩa. Bởi, dù lượng cung giảm nhưng lượng cầu không tăng thì giá cũng khó lòng chuyển biến tích cực.
Những dự án thực hiện đốt coin nổi bật
Nhắc đến các nền tảng có áp dụng cơ chế đốt coin nổi bật không thể không nhắc đến Ethereum, BNB, Shiba Inu, LUNA.
- Ethereum: Ethereum là ví dụ điển hình cho việc đốt coin để tăng giá trị tài sản và cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia. Hiện, nền tảng đang sử dụng cơ chế đốt theo EIP-1559. Trong đó, lượng ETH bị đốt sẽ tăng theo thời gian và kéo theo là giá trị đồng ETH cũng sẽ tăng.
- BNB Chain: Mạng BNB Chain có 2 cơ chế đốt coin chính là BEP-95 và Auto-Burn. Với BEP-95, mỗi lần đóng block sẽ có một lượng token được trích ra từ phí gas để đem đi đốt. Tỷ lệ trích sẽ phụ thuộc vào quyết định từ phía mạng lưới Validator của BNB. Trong khi đó với cơ chế Auto-Burn thì mỗi quý trong năm sẽ có một lượng BNB nhất định bị đốt dựa trên giá của đồng BNB tại thời điểm đó. Đồng nghĩa giá BNB tăng thì lượng token BNB bị đốt sẽ giảm và ngược lại.
- Shiba Inu: Sự kiện đốt coin của Shiba Inu có thể xem là một trong những sự kiện có sức ảnh hưởng lớn nhất. Bắt nguồn cho những thành công này là sự kiện founder của dự án đã gửi cho nhà sáng lập Ethereum là Vitalik Burterin 1 nửa số token SHIB (tương ứng với 505 nghìn tỷ đồng SHIB). Tuy nhiên, sau đó không lâu, Vitalik đã thực hiện quyên gói 10% cho quỹ hỗ trợ Covid ở Ấn Độ, 90% còn lại được thực hiện burn coin. Điều này gián tiếp tạo nên một hoạt động đốt coin phục vụ cho mục đích quảng bá của dự án.
- Terra: Tháng 11/2021, đồng LUNA cũng đã khiến cả thị trường phải choáng ngợp với hoạt động đốt tới 88,7 triệu mã thông báo LUNA (trị giá 4,5 tỷ USD thời điểm đó).
Kết luận
Như vậy là chúng tôi đã vừa chia sẻ xong các thông tin về hoạt động đốt coin. Mong rằng qua bài viết, mọi người đã biết được đốt coin là gì cũng như biết được tại sao các nền tảng thường thực hiện hoạt động này. Chúc mọi người sẽ luôn thành công với các kế hoạch đầu tư sắp tới!
>>>> Có thể bạn quan tâm: