CRV coin là đồng tiền điện tử chính của Curve Finance, một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) dành riêng cho Stable Asset (tài sản ổn định). Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Curve cũng như các đặc tính nổi bật của dự án, mời mọi người theo dõi bài viết sau cùng USNepalOnline.com !
Curve Finance là gì?
Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho các stablecoin (như USDT, USDC, BUSD, DAI…). Dự án hoạt động chủ yếu trên hệ sinh thái của Ethereum và sử dụng AMM – Automated Market Maker (nhà tạo lập thị trường tự động) để quản lý thanh khoản.
Curve Finance được thành lập bởi Tiến sĩ Vật lý, Michael Egorov vào năm 2019 và chính thức được ra mắt vào đầu năm 2020. Nền tảng được phát triển tập trung vào việc tối ưu hoá mức phí, giảm khả năng trượt giá của đồng tiền khi swap (hoán đổi) và tạo tính thanh khoản tự động cho sàn giao dịch.
CRV coin là gì?
CRV coin là đồng token gốc của sàn giao dịch Curve, được phát hành vào tháng 8 năm 2020 theo tiêu chuẩn ERC-20. Đồng CRV vừa đóng vai trò là một token tiện ích (utility) vừa là token quản trị (governance) của Curve DAO, một Tổ chức Tự trị Phi tập trung chạy trên Curve Protocol.
Curve Finance không tổ chức các đợt mở bán CRV token dưới mọi hình thức. Thay vào đó, CRV token sẽ được phân phối theo cơ chế Farming.
Ai là người sáng lập ra Curve Finance?
Người sáng lập ra Curve Finance là Michael Egovor, hiện ông cũng là Giám đốc điều hành của dự án. Michael Egovor là một nhà Vật lý người Nga có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực tiền điện tử. Ngoài ra, ông còn từng được biết đến với vị trí kỹ sư phần mềm cao cấp của Linkedln và là người sáng lập mạng lưới ngân hàng – cho vay phi tập trung LoanCoin.
Đồng hành cùng Michael Egorov còn có Andre Cronje và Anton Nell. Trong đó, Andre Cronje là một trong những developer rất có tiếng trong không gian DeFi và là người đã sáng lập nên Yearn Finance cũng như là “nhân vật đứng sau” của nhiều dự án trong hệ sinh thái Fantom.
Cách thức hoạt động của Curve
Về cơ bản, Curve hoạt động tương tự như các AMM khác là Uniswap và Balancer. Tuy nhiên, thay vì tập trung vào việc chuyển đổi token-to-token, Curve triển khai các giao dịch giữa stablecoin với stablecoin.
Người dùng tham gia Curve không được quyền tự do tạo Liquidity Pool như trên Uniswap. Thay vào đó, các Liquidity Pool tại Curve chỉ được tạo nếu đề xuất trên Governance nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.
Các tính năng của Curve Finance
Không chỉ là nơi thực hiện giao dịch các stable asset, Curve Finance còn là nền tảng sở hữu nhiều tính năng đặc biệt khác, bao gồm:
1. Base và Metapool
Base và Metapool cho phép người dùng swap bất kỳ một loại token nào thành một loại token khác trong Liquidity Pools với quy trình đơn giản nhất, nhưng vẫn đảm bảo được kết quả đầu ra.
2. Lending Pool
Với tính năng Lending Pool, người cho vay (lender) sẽ gửi token của họ vào Liquidity Pool để nhận về lãi suất. Còn người đi vay (borrowers) sẽ deposit các token khác vào Liquidity Pool để làm tài sản thế chấp và vay token mà họ muốn từ Liquidity Pool. Sau đó, họ sẽ phải trả cả lãi và vốn mà họ đã vay.
Lãi suất sẽ được tính dựa trên công thức có sẵn và phụ thuộc vào khả năng cung – cầu của từng loại crypto có trong Liquidity Pool.
Curve Finance đã hợp tác với Compound, Year.finance và Aave tạo ra các Lending Pool để tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà cung cấp thanh khoản ngay cả khi mã thông báo của họ không hoạt động.
3. SynthSwap
Tại phiên bản nâng cấp Curve V3 đã có thêm tính năng SynthSwap, kết quả cho sự kết hợp các đặc tính ưu việt của Curve Finance và Synthetix.
Như vậy, Curve Finace không chỉ là AMM dành cho Stablecoin mà còn là AMM dành cho các tài sản có đặc tính giống nhau (wBTC, ren BTC…) và các tài sản Synthetic (sBTC, eETH…)
Điểm đặc biệt của Curve Finance
Curve Finance đã thành công thu hút được một lượng lớn Liquidity, người dùng, nhà đầu tư… tất cả nhờ vào những đặc tính nổi bật sau đây.
1. Giảm khả năng trượt giá
Trượt giá (Slippage) được xác định dựa trên khoảng chênh lệch giữa mức giá nhận được trên lý thuyết và mức giá thực nhận khi thực hiện giao dịch trên các AMM.
Ví dụ: Bạn muốn sử dụng $1000 để mua BNB giá $200/BNB. Theo lý thuyết, nếu sau khi đã trừ đi phí Protocol là 0,2%, bạn sẽ nhận được khoảng 5 BNB. Nhưng vì trượt giá nên số BNB thực nhận của bạn chỉ có 4,7 BNB. Điều đó có nghĩa, Slippage là gần 0,3 BNB.
Trong giao thức Curve, tài sản được định giá theo công thức định giá thay vì sổ đặt hàng (orderbook). Công thức này được thiết kế đặc biệt để tạo điều kiện cho các giao dịch hoán đổi xảy ra trong một phạm vi gần giống nhau. Đó là lý do khuyến Curve có khả năng giảm thiểu trượt giá tối đa trong không gian DeFi, nhất là khi giá trị giao dịch càng lớn.
Minh chứng là khi bạn thực hiện swap 1000 USDT sang USDC thì trên Uniswap bạn chỉ thu về được khoảng 9990 USDC. Trong khi đó, thực hiện trên Curve, bạn sẽ thu về 9997 USDC.
2. Phí giao dịch thấp
Trên Uniswap, giao dịch token-to-token là khá đắt. Về nguyên tắc, các token chỉ giao dịch trực tiếp với ETH. Do đó, nếu bạn muốn giao dịch token A để lấy token B thì Uniswap sẽ thực hiện 2 giao dịch như sau:
- Giao dịch 1: Hoán đổi token A sang ETH
- Giao dịch 2: Hoán đổi ETH sang token B
Đây là lý do khiến việc thực hiện giao dịch hoán đổi trên Uniswap có giá lên đến 0,3% cho một giao dịch. Với Curve, các stablecoin sẽ giao dịch trực tiếp với nhau. Khi đó, bạn sẽ chỉ cần phải trả một lần phí giao dịch là khoảng 0,04%.
3. Không có Impermanent Loss
Impermanent Loss là tổn thất xảy ra đối với nhà cung cấp thanh khoản khi giá của một trong hai tài sản cùng trong một nhóm xảy ra biến động nhiều hơn tài sản còn lại. Gần như các DEX AMM đều xảy ra tình trạng này. Riêng với Curve thì Impermanent Loss rất thấp. Bởi Curve đã kết hợp với Peanut tạo ra “một công cụ cân bằng giá DeFi”.
Thông tin chi tiết về CRV token
Thông tin cơ bản về đồng CRV token:
- Token Name: Curve Finance
- Ticker: CRV
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Token Type: Utility & Governance
- Max Supply: 3.303.030.299 CRV
- Circulating Supply: 728.903.030 CRV (T2/2023)
Thông tin phân bổ khoảng 3.3 tỷ token CRV như sau:
- Liquidity Provider: 62%
- Các nhóm Curve và nhà đầu tư: 30%
- Đội ngũ phát triển: 5%
- Community Reserve: 3%
Nguồn cung ban đầu (Initial Supply) khoảng 1,3 tỷ CRV (43%) sẽ được phân bổ như sau
- Shareholders (team and investors): 30% mở khóa trong 2 – 4 năm.
- Pre-CRV liquidity providers: 5% mở khóa dần trong vòng 1 năm.
- Community reserve: 5%.
- Employees: 3% mở khóa dần trong vòng 2 năm.
CRV coin dùng để làm gì?
Trong hệ sinh thái Curve Finance đồng CRV chỉ được sử dụng trong tính năng Liquidity Providing (cung cấp thanh khoản). Còn lại đồng veCRV đươc sử dụng trong nhiều trường hợp khác như:
- Staking để có trading fee: Người dùng thực hiện stake veCRV để nhận được phí giao dịch. Khi có bất cứ giao dịch hoán đổi nào diễn ra, hệ thống sẽ chia 50% phí giao dịch cho những người đang nắm giữ veCRV.
- Boosting: Người dùng vừa nắm giữ veCRV vừa cung cấp thanh khoản trên Curve Finance sẽ được nhận thưởng gấp 2,5 lần so với những người cung cấp thanh khoản thông thường.
- Voting: Tham gia bỏ phiếu cho các đề xuất cũng như thay đổi đối với giao thức.
Để có được veCRV, bạn cần lock CRV trong một khoản thời gian nhất định từ 1 tuần đến 4 năm. Thời gian lock càng laia thì lượng veCRV nhận lại được càng nhiều:
- 1 CRV lock trong vòng 4 năm = 1 veCRV
- 1 CRV lock trong vòng 3 năm = 0,75 veCRV
- 1 CRV lock trong vòng 2 năm = 0,50 veCRV
- 1 CRV lock trong vòng 1 năm = 0,25 veCRV
Có nên đầu tư vào CRV token không?
Để có kết luận cho việc nên hay không nên đầu tư vào CRV token, chúng ta cần phải căn cứ trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn như tình hình thị trường, ưu nhược điểm dự án, tiềm năng phát triển của nền tảng,… Trong đó, ưu và nhược điểm dự án là những thông tin mà bạn chắc chắn phải nắm rõ trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.
1. Ưu điểm
- Độ trượt giá thấp giúp Curve Finance trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư.
- Với Curve Finance, người dùng có thể nhận được những phần thưởng lớn hơn khi trở thành nhà cung cấp thanh khoản cho cả Yearn Finance và Compound.
- Curve Finance có thể hoạt động tương thích trên mọi thiết bị.
2. Nhược điểm
- Giao diện sàn không được thân thiện với người dùng.
- Phí gas và tốc độ giao dịch trên Curve chịu ảnh hưởng khi lưu lượng giao dịch trên Ethereum tăng đột biến.
- Nền tảng có rất ít các cặp tiền tệ để giao dịch, phần lớn là stablecoin.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến sàn giao dịch Curve. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có được những thông tin cần thiết để đánh giá về tiềm năng phát triển của Curve và đưa ra được các quyết định đầu tư đúng đắn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về thị trường tiền mã hoá nhé!
>>>> Có thể bạn quan tâm:
Multichain là gì? Multichain hỗ trợ blockchain và token nào?