Cosmos là được đánh giá là dự án đầu tiên cung cấp các giải pháp giúp các nhà phát triển xây dựng blockchain đơn giản, mở rộng mạng lưới và tạo sự tương tác giữa các giữa các blockchain độc lập. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn Cosmos là gì và có nên đầu tư vào dự án đầy sự sáng tạo này không. Mời bạn cùng USNepalOnline.Com theo dõi:
Cosmos là gì?
Cosmos là mạng lưới phi tập trung gồm các blockchain độc lập kết nối với nhau thông qua giao thức giao thức truyền thông liên chuỗi (Inter-blockchain Communication – IBC). Dự án được Ethan Buchman và Jae Kwon cho ra đời từ năm 2014.
Cosmos định nghĩa mình là một blockchain layer-0 cho phép các nhà phát triển xây dựng hàng loạt các blockchain layer-1 trên mình. Với mục tiêu trở thành “Internet of Blockchain”, Cosmos cho phép các blockchain này có thể kết nối, giao dịch và trao đổi dữ liệu với nhau.
Để dễ hình dung hơn, Cosmos mang đến các khái niệm hoàn toàn mới khi xây dựng cấu trúc mạng bao gồm Cosmos Hub, Hub và Zone:
- Cosmos Hub: Cosmos Hub là mạng chính, hoạt động như một sổ cái trung tâm để các Zone kết nối, chuyển tài sản, dữ liệu. Đồng thời, Cosmos Hub cung cấp một lớp bảo mật cho toàn bộ mạng lưới thông qua cơ chế đồng thuận Tendermint. Mạng là một blockchain Proof of Stake công khai có mã thông báo gốc là ATOM, chính thức khởi chạy vào tháng 3/2019.
- Zone: Mỗi Zone là một blockchain độc lập, có khả năng tùy chỉnh cao, cho phép nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung và tiền điện tử riêng.
- Hub: Hub hiểu đơn giản thì nó giống như một quốc gia lớn có nền kinh tế vững mạnh. Hub có khả năng kết nối các Zone gần nó tạo thành một khối liên minh. Sau đó các Zone này có thể tự do trao đổi tiền tệ và dữ liệu với nhau. Cosmos Hub chính là một trong những Hub lớn mạnh nhất.
Những vấn đề mà Cosmos cần giải quyết là gì?
Sự ra đời của Cosmos giúp giải quyết 3 vấn đề đang gặp phải ở nhiều blockchain là:
- Khả năng mở rộng mạng: Các blockchain đời đầu như Bitcoin và Ethereum đều gặp vấn đề ở khả năng mở rộng mạng làm cho việc xử lý giao dịch chậm và chi phí cao. Chính vì thế, các blockchain 2.0 và blockchain 3.0 như Cosmos ra đời đều muốn giải quyết vấn đề này.
- Khả năng liên kết: Vấn đề khó khăn nhất mà ngành công nghiệp blockchain đang gặp phải là các blockchain hoạt động độc lập, ít giao tiếp, truyền dữ liệu cho nhau. Ở thời điểm hiện tại, các blockchain tiêu biểu như Bitcoin, Ethereum, Eos, Tron… đều chưa giải quyết vấn đề này.
- Khả năng nâng cấp: Vấn đề thứ 3 mà các blockchain hay gặp phải là việc nâng cấp mạng xảy ra nhiều vấn đề gây tranh cãi và harkford.
Công nghệ Cosmos áp dụng
Để có thể giải quyết những vấn đề trên, Cosmos áp dụng một loạt các công nghệ mới như:
1. Tendemint
Theo đội ngũ phát triển Cosmos, kiến trúc blockchain được chia thành 3 lớp là: Application (ứng dụng), Networking (kết nối mạng) và Consensus (đồng thuận). Việc xây dựng blockchain có cả 3 lớp này sẽ rất tốn thời gian, công sức, tài nguyên. Chính vì thế, Cosmos đã cho ra đời Tendermint – một công cụ blockchain sẵn sàng sử dụng.
Tendermin đã tích hợp sẵn Networking và Consensus. Nghĩa là nhiều quy trình để hoàn thiện blockchain như mạng P2P, thuật toán đồng thuận… đã có sẵn. Điều này giúp cho việc tạo ra một blockchain mới trở nên rất dễ dàng, bởi nó không bắt nhà phát triển phải bắt đầu xây dựng từ đầu mà chỉ cần tập trung vào phát triển ở lớp Application (ứng dụng).
2. Tendermint Core
Trái tim của Tendermin là Tendermin Core – đây là giao thức đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT), một biến thể của PoS, để đảm bảo các máy tính chạy Cosmos Hub luôn đồng đồng bộ hóa.
- Với Tendermin Core, validator (người xác thực) chạy các node duy trì bản sao dữ liệu của chuỗi khối. Tuy nhiên, mạng lưới không yêu cầu tất cả các node đều là validator. Chỉ có 100 validator trên Cosmos Hub tham gia xác thực giao dịch, thêm khối mới.
- Để dành được vị trí trong 100 validator này, họ cần đặt cược ATOM để trở thành một node. Sau đó 100 node hàng đầu theo giá trị đặt cược sẽ trở thành validator. Người dùng cũng có thể ủy quyền ATOM của họ cho trình xác thực để đổi lấy một phần của phần thưởng khối.
Cơ chế này khuyến khích các validator hoạt động vì người dùng có thể dễ dàng đặt cược ATOM của họ vào các node đáng tin cậy. Để thêm một khối mới, một nhóm gồm 100 validator sẽ đạt được sự đồng thuận thông qua việc bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu diễn ra theo vòng dựa trên các đề xuất khối từ một nhà lãnh đạo.
3. Tendermin ABCI
Tendermin ABCI là nơi kết nối các ứng dụng với cơ chế đồng thuận Tendermin Core. Thông qua giao thức này, các nhà phát triển có thể chọn bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào để tạo ra ứng dụng của mình.
4. Cosmos SDK
Cosmos SDK nằm ngay trên lớp Application (ứng dụng), là khung phần mềm giúp việc xây dựng các blockchain trở nên đơn giản, nhanh chóng.
Cosmos SDK sử dụng thuật toán đồng thuận Tendermin Core để tạo blockchain. SDK dựa trên triết lý module, nghĩa là khi phát triển blockchain các nhà phát triển không cần phải viết mã bit từng chức năng nhỏ lại từ đầu mà có thể sử dụng các module có sẵn.
Các blockchain công khai PoS và blockchain PoA như Binance Chain, IRIS network, Omisego, BigchainDB, loom network, Regen network… đều có thể được tạo ra bằng Cosmos.
5. Inter-Blockchain Communication (IBC)
Inter-Blockchain Communication (IBC) là giao thức có khả năng tương tác để truyền dữ liệu giữa các blockchain. Thông qua IBC, các blockchain công khai và riêng tư trên Cosmos có thể giao tiếp, chuyển dữ liệu hoặc mã thông báo cho nhau an toàn. Cho tới nay, chỉ có mình Cosmos thực hiện được điều này.
Điểm nổi bật của Cosmos
Với mục tiêu xây dựng mạng Internet cho các blockchain, Cosmos nổi bật với các đặc điểm như:
1. Xây dựng ứng dụng phi tập trung và blockchain dễ dàng
Nhờ sử dụng Tendemin Core và Cosmos SDK, Cosmos có thể cung cấp giải pháp xây dựng blockchain chung cho các nhà phát triển. Nhà phát triển sử dụng cơ chế đồng thuận và các module được Cosmos cung cấp, tùy chỉnh theo định hướng mong muốn để triển khai các blockchain mà không cần xây dựng một đội ngũ code, nghiên cứu công nghệ riêng.
2. Khả năng tương tác cao
Mục tiêu của Cosmos là trở thành Internet of Blockchain (Internet dành cho các blockchain). Bằng cách sử dụng giao thức IBC, thông qua mô hình “Hub-and-Zone”, Cosmos đã giúp các mạng blockchain giao tiếp theo một cách hoàn toàn phân tán. Các blockchain có thể trao đổi thông tin, mã hóa thông báo, chia sẻ dữ liệu, giao dịch token với nhau dễ dàng, tránh sự phân mảnh.
Hiểu đơn giản là chỉ cần Hub 1 kết nối với Hub 2 thì các Zone trong hai Hub này hoàn toàn có thể kết nối với nhau.
Bên cạnh đó, Cosmos Network còn có khả năng kết nối với các blockchain khác như Bitcoin, Ethereum, Polkadot.
3. Khả năng xử lý giao dịch lớn
Cosmos có thể xử lý 1.000 TPS cùng lúc với thời gian tạo khối (block time) chỉ mất 1 giây mà vẫn đảm bảo tính bảo mật. Đặc biệt, khi thời gian lan truyền đột ngột tăng, Cosmos có thể tự động thích nghi bằng cách tăng thời gian khối nên các giao dịch không bị ảnh hưởng.
Nhờ đó, Cosmos có thể hỗ trợ các blockchain đáp ứng nhu cầu sử dụng của hàng triệu người dùng cùng lúc.
4. An toàn và được bảo vệ
Bằng việc sử dụng Tendermint, Cosmos đảm bảo giao dịch không thể thay đổi, sửa chữa sau khi giao dịch nên rất an toàn.
5. Không xảy ra hardfork khi nâng cấp
Các blockchain xây dựng trên Cosmos khi nâng cấp phiên bản mới không cần phải có sự đồng thuận của tất cả các trình xác thực nên giảm thiểu khả năng bị hardfork.
Đội ngũ sáng lập Cosmos
Cosmos được thành lập bởi Jae Kwon và Ethan Buchman. Đây là những người có hiểu biết rộng về công nghệ và nhìn ra được các vấn đề còn tồn tại trong blockchain. Trong đó:
- Jae Kwon: Là kiến trúc sư chính của dự án Cosmos và là người sáng lập ra Tendermint, người đầu tiên nghiên cứu giao thức BFT. Ông từng đồng sáng lập của “I done this” và có nhiều đóng góp cho các dự án như Flywheel Network, Scramble.io và Yelp.
- Ethan Buchman: Là người đồng sáng lập và Giám đốc kỹ thuật của Tendermint. Ông là nhà vật lý sinh học internet, nghiên cứu tại đại học Guelph, am hiểu sâu rộng về sinh học tế bào, khoa học thần kinh, toán học, máy học và máy tính phân tán. Ông đã đưa Tendermint từ các thí nghiệm trên giấy vào thực tế thành công và kết nối nó với các vấn đề trong blockchain. Ethan Buchman cũng là VP của quỹ Interchain (ICF), Giám đốc CoinCulture.
ATOM coin là gì?
ATOM là token gốc của Cosmos, có thể được chia nhỏ thành 1 triệu ATOM micro (uATOM). Cosmos coin này dùng để quản trị mạng lưới, giữ an toàn, bảo mật cho Cosmos Hub.
Thông tin cơ bản về token ATOM:
- Tên: ATOM
- Blockchain: Cosmos Hub
- Token type: Utility Token, Governance.
- Total Supply: Không giới hạn.
- Số lượng token ATOM đang lưu hành tính đến đầu năm 2023 là 286.370.297 đồng.
Phân phối ATOM:
ATOM token được phân phối như sau:
- 10,03%: dành cho Tendermin Team
- 10%: dành cho Interchain Foundation
- 67,86%: dành cho đợt bán gây quỹ công cộng
- 7,03%: dành cho vòng bán chiến lược (Strategic Sale)
- 5,08%: Vòng bán hạt giống (Seed Sale)
Giá bán ATOM các vòng:
- Seed Sale: 1 ATOM = 0,025 USD.
- Strategic Sale: 1 ATOM = 0,08 USD.
- Đợt bán gây quỹ: Đợt bán này diễn ra vào tháng 4/2017 khi đó 1 ATOM vào khoảng xấp xỉ 0,1 USD.
ATOM coin dùng để làm gì?
Coin ATOM có thể dùng để:
- Quản trị mạng lưới: Những người sở hữu ATOM coin có thể tham gia bỏ phiếu cho các quyết định quản trị của mạng lưới. Người nào càng sở hữu nhiều ATOM coin càng có nhiều quyền biểu quyết.
- Giao dịch: Người dùng có thể gửi và nhận ATOM coin trên ví blockchain.
- Thanh toán phí giao dịch: Người dùng có thể sử dụng đồng ATOM để thanh toán phí giao dịch trên Cosmos Hub.
- Đặt cược: Để có thể có quyền xác thực giao dịch, duy trì mạng lưới, các validator cần sử dụng đồng ATOM đặt cược. Thường thì 100 node có số lượng ATOM coin lớn nhất sẽ có quyền biểu quyết chọn ra khối mới để thêm vào chuỗi. Người dùng cũng có thể ủy quyền ATOM cho những validator. Nếu xuất hiện hành vi độc hại, các token này sẽ bị khóa.
- Làm phần thưởng: Hệ thống Cosmos sử dụng ATOM coin để trả thưởng cho validator sau khi xác thực thành công.
Ví lưu trữ đồng Cosmos coin
Cosmos coin có thể được lưu trữ trên các ví sau:
- Ví Cosmostation: Đây là loại ví do Cosmos tạo ra, tương thích với Lunie trên web online, điện thoại hệ điều hành IOS hoặc Android.
- Ví của bên thứ ba: ImToken, Wetez, Ledger, Trezor, Math Wallet, Trust Wallet, MetaMask, Coinbase, Safepal, Binace Chain Wallet, Atomic Wallet…
Có nên đầu tư vào Cosmos hay không?
Để biết có nên đầu tư vào Cosmos không, chúng ta nên căn cứ vào ưu nhược điểm của dự án và đồng ATOM coin.
1. Ưu điểm
- Là một dự án sáng tạo, có lộ trình phát triển rõ ràng: Cosmos là dự án đi đầu trong việc giúp blockchain có thể liên kết, tương tác và sử dụng tài nguyên của nhau. Đây là là dự án hiếm hoi có khả năng liên kết các blockchain độc lập một cách hoàn chỉnh. Chính điều này đã tạo ra một bước ngoặt lớn, thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp blockchain trong tương lai.
- Quy mô lớn: Hệ sinh thái Cosmos có trên 263 ứng dụng và dịch vụ: Cosmos Hub, Binance Chain, Terra, Crypto.org. Dự án ngày càng mở rộng ở nhiều lĩnh vực. như Defi, NFT, đặt cược liên chuỗi.
- Tốc độ giao dịch nhanh: Thời gian xử lý giao dịch chỉ mất khoảng 1 giây.
- Đồng ATOM đã được niêm yết trên các sàn giao dịch lớn: Binance, FMFW.io, Coinbase, Digifinex, OKX, OKEx, MEXC, FTX, HitBTC, Bybit, Celo, Crypto.com, Secret Network…
- Có thể đầu tư với số vốn ít: Token ATOM có thể chia nhỏ thành 1 triệu micro ATOM (uATOM). Vì thế, bạn có thể mua ATOM coin với số lượng nhỏ một cách dễ dàng.
- Có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nổi tiếng: Pantera, Hashed, Dragonfly Capital…
2. Nhược điểm
- Đồng ATOM không có vai trò quá quan trọng đối với các blockchain nằm ở trong mạng lưới Cosmos: Khi triển khai một Zone trên mạng Cosmos, hệ thống không bắt buộc phải dùng ATOM coin. Nhà phát triển có thể dùng chính đồng coin đó để trả phí giao dịch. Vì thế, việc xây dựng blockchain trên Cosmos có thể không giúp tăng giá ATOM coin.
- Staking và nhận thưởng không mấy hấp dẫn: Khi staking trên ATOM trên Cosmos, bạn chỉ có thể nhận được phần thưởng sau 3 tuần đặt cược. Ngoài ra, việc ủy quyền ATOM cho validator rất rủi ro nếu không may gặp phải validator không uy tín. Cụ thể trường hợp validator xác thực sai, hệ thống có thể phá hủy toàn bộ lượng ATOM đã được stake trước đó.
- Có sự cạnh tranh lớn: ATOM coin bị cạnh tranh với hàng chục nghìn dự án, đồng tiền điện tử khác, đặc biệt là dự án có tính chất tương tự. Ví dụ như Ethereum, Fantom, Solana, Near, Avalanche, Polkadot, Polygon… Trong đó, các dự án tương tự như Avalanche, Polkadot đều lớn và có thứ hạng cao hơn Cosmos. Nếu không đổi mới, phát triển hơn, Cosmos dễ bị rơi vào quên lãng.
- Giá đồng ATOM khó dự đoán: Giá ATOM coin biến động mạnh, khá thấp và phụ thuộc vào Bitcoin.
- Dễ lạm phát: Nguồn cung Cosmos coin là không giới hạn. Những người dùng đặt cược nhận thưởng từ Tendermint Core đã liên tục tạo ra các ATOM mới. Điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Kết luận
Như vậy, Cosmos là một dự án sáng tạo giúp giải quyết nhiều vấn đề đang gặp phải của ngành công nghiệp blockchain như khả năng mở rộng, nâng cấp và sự tương tác. Tuy nhiên, đồng coin gốc của dự án là ATOM lại không có nhiều giá trị trong hệ sinh thái. Vì thế, việc đầu tư vào Cosmos và ATOM coin cần được cân nhắc kỹ.
Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu Cosmos là gì và có cho mình quyết định đầu tư sáng suốt nhất.